| Hotline: 0983.970.780

Thợ hàn 'bén duyên' phong lan

Thứ Ba 18/10/2016 , 13:15 (GMT+7)

Vóc người gầy, dong dỏng cao và rụt rè khi tiếp xúc với cánh phóng viên, nhưng khi nhắc đến phong lan thì phong thái anh thật đĩnh đạc.

08-01-05_nh1
Anh Nguyễn Văn Hùng làm việc trong phòng thí nghiệm
 

Anh trò chuyện như một chuyên gia về phong lan. Đó là anh Nguyễn Văn Hùng (28 tuổi) ở thôn Kiều Trung, xã Hồng Thái, huyện An Dương, Hải Phòng.
 

Con đường đến với hoa lan

Đam mê hoa phong lan từ nhỏ, trong huyện cũng có nhiều nhà trồng lan rừng từ lâu nên Hùng nghĩ bụng sau này sẽ theo nghề trồng hoa lan. Do hoàn cảnh kinh tế gia đình không cho phép, anh đã quyết định chọn cho mình một nghề để theo học.

Tốt nghiệp phổ thông, Hùng theo học lớp đào tạo nghề hàn tại Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải. Vốn cần cù, sáng dạ, sau 2 năm trau dồi kiến thức, rèn dũa tay nghề, anh đã thi đỗ đợt tuyển sinh để sang làm việc tại Nhật. Bản thân anh cũng không ngờ rằng đây chính là cơ hội để biến ước mơ từ thủa nhỏ của mình thành hiện thực.

Trong 3 năm tu nghiệp tại Nhật Bản, nhờ những dịp công ty tổ chức tham quan du lịch ở các trang trại, đồn điền mà Hùng đã được tiếp cận với rất nhiều mô hình nông nghiệp tiên tiến của nước bạn, trong đó phải kể đến kỹ thuật nuôi cấy mô. Khi trở về Việt Nam anh đã dốc sức tìm hiểu, học hỏi để rồi áp dụng thành công cho vườn lan do mình xây dựng.

08-01-05_nh2
Anh Nguyễn Văn Hùng giới thiệu về cách chăm sóc lan hồ điệp tại vườn
 

Từ bỏ nghề hàn, đi theo ước mơ của mình, sau khi về nước anh vào TP.HCM học nghề, rồi lên Đà Lạt (Lâm Đồng) làm việc 8 tháng tại 1 cơ sở trồng lan với mục đích thực tập trau dồi kiến thức. Thứ còn thiếu duy nhất để có thể bắt đầu độc lập xây dựng cơ sở trồng lan đó là công nghệ tạo môi trường ươm mầm cây con. Hùng lại khăn gói sang Đài Loan liên hệ chuyển giao công nghệ.

Anh tâm sự: “Môi trường ươm mầm cây con này như bí kíp nấu ăn vậy, mỗi nơi mỗi khác anh ạ. Em đi học ở nhiều nơi nhưng chưa chỗ nào hướng dẫn cụ thể cách làm, họ giữ cho riêng họ vì nó là yếu tố quyết định phẩm chất của cây hoa lan sau này”.

Khi đã đầy đủ hành trang, Hùng bắt tay vào xây dựng cơ sở cho riêng mình.
 

Thành công không tự nhiên mà có

Hùng chia sẻ, thời gian đầu anh gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện dự án trồng lan cấy mô tại nhà, đặc biệt là thuyết phục sự ủng hộ từ phía gia đình. Tại địa phương anh, những hộ trồng hoa lan thời điểm đó đều cho năng suất và lợi nhuận thấp. Thêm vào đó chưa có ai trồng lan theo công nghệ cấy mô nên các thành viên trong gia đình anh cho rằng đầu tư vào mô hình này là rất rủi ro. Nhưng quyết tâm của anh đã khiến mọi người không thể cản.

08-01-05_nh-3
Anh Nguyễn Văn Hùng giới thiệu về cách chăm sóc lan hồ điệp tại vườn
 

Sau 2 năm hoạt động, tính đến thời điểm hiện tại, Nguyễn Văn Hùng đang sở hữu 7.000 gốc lan hồ điệp với cơ sở hạ tầng lên đến gần 7 tỷ đồng. Anh đang triển khai xin cấp phép xây dựng thêm 2.000m2 diện tích ươm trồng với sức chứa từ 5 - 6 vạn gốc lan, nếu thuận lợi thì trong năm tới có thể đi vào sử dụng.

Với gần 1,4 tỷ đồng tiết kiệm được sau 3 năm làm việc tại Nhật cộng thêm một khoản vay ngân hàng, anh dồn toàn bộ xây dựng 100m2 phòng thí nghiệm (khoảng 1 tỷ đồng gồm máy móc trang thiết bị) và 240m2 nhà lưới (600 triệu).

Đầu tư đầy đủ hệ thống tưới tiêu, giàn ươm, tường giữ ẩm, quạt thông gió... Anh cho biết phần lớn số tiền đầu tư ban đầu đều là của anh, gia đình chỉ hỗ trợ một khoản nhỏ.

Thời gian đầu mọi việc đều do Hùng làm, trước tiên phải kể đến quy trình nhân giống cây con từ cây mẹ. Anh tâm sự: “Lúc mới làm em gặp thất bại nhiều bởi vì đây là quy trình đòi hỏi những điều kiện rất khắt khe và phức tạp. Mỗi khi làm hỏng em lại điện thoại nhờ chuyên gia nước ngoài tư vấn. Nó không giống như nghề hàn làm hỏng thì sửa được, còn nhân giống hỏng thì chỉ có bỏ đi và làm lại từ đầu thôi”.

Sự quyết tâm đã mang lại cho Hùng vụ thu hoạch đầu tiên rất khả quan với khoản lãi thu được khoảng 550 triệu đồng. Hiện nay phần lớn doanh thu từ công việc kinh doanh được anh sử dụng đầu tư mở rộng diện tích trồng lan, thêm vào đó là liên kết về diện tích ươm trồng và cung cấp giống cho 1 cơ sở trồng lan trong địa phương.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm