| Hotline: 0983.970.780

Thời tiết 'đỏng đảnh', người trồng mai tết TP.HCM 'nín thở'

Thứ Năm 12/01/2017 , 13:15 (GMT+7)

Thời tiết thay đổi thất thường, trong khi chỉ còn hơn 2 tuần nữa là đến Tết Đinh Dậu, khiến nhiều nhà vườn chuyên về mai kiểng chưng tết tại TP.HCM trầy trật, chất lượng hoa giảm sút nghiêm trọng. Theo một số nhà vườn, khả năng mai tết năm nay nhích giá là khó tránh khỏi.

“Nín thở” trông thời tiết!

Rảo một vòng xung quanh các nhà vườn chuyên về mai kiểng thuộc địa bàn quận 12, Gò Vấp, Thủ Đức, huyện Bình Chánh… thấy rõ sự phập phồng lo lắng của bà con trồng mai trong dịp tết năm nay.

17-25-52_nh-1-nh-vuon-trong-mi-dng-doc-suc-chm-soc-ho-cho-no-dung-dip-tet-nguyen-dn-20117
Nhà vườn trồng mai tại TP.HCM đang dốc sức chăm sóc cho hoa nở đúng dịp Tết Nguyên đán 2017
 

Tại vựa mai phường Thạnh Lộc, quận 12, nông dân than trời vì thời tiết năm nay diễn biến thất thường khiến mai nở sớm trước cả tháng. Anh Nguyễn Phương Hải, một nông dân trồng mai 15 năm kinh nghiệm cho hay: “Vụ tết này, gia đình tôi chuẩn bị hơn 1.500 gốc mai, tuy nhiên thời điểm giữa tháng 12 vừa qua, gần 500 gốc mai đã đồng loạt nở sớm rồi!”.

Theo anh Hải, thời tiết đang nắng nóng rồi có mưa đột ngột là cây bị sốc nhiệt dẫn đến mai nở sớm. Tại phường Thạnh Lộc, đa số nhà vườn đều bị mai nở sớm, số lượng lên đến 40 – 60%.

17-25-52_nh-2-nhieu-nh-vuon-d-bt-du-tp-ket-du-ho-ve-cc-di-diem-by-bn
Nhà vườn bắt đầu vận chuyển đưa hoa về các địa điểm bày bán.

 

Tại vườn mai Ba Phương (phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức), chỉ vào một số gốc mai bung nụ sớm, nghệ nhân Ba Phương, cho biết, thời tiết se lạnh khiến loại cây ưa ấm nóng như mai bung nụ. Khoảng 30 - 40% gốc mai tết tại địa bàn quận Thủ Đức hoặc một số quận, huyện lân cận đều rơi vào tình cảnh này. “Nhìn chung, thời tiết ở TP.HCM gần đây quá khắc nghiệt, không phù hợp với cây mai. Còn khoảng 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, các vườn chuyên kinh doanh mai vẫn đang hồi hộp với diễn biến thất thường này”.
 

Và khóc ròng

U ám nhất vụ mai tết năm nay phải kể đến vựa mai Hiệp Bình Phước (quận Thủ Đức) bởi vào rạng sáng ngày 15/11 vừa qua, triều cường tại TP.HCM lên cao đạt đỉnh 1,63 m (tại trạm Phú An, sông Sài Gòn) đã khiến đê bao tại bờ sông Sài Gòn (đoạn thuộc phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức) bị vỡ, nhấn chìm hơn 50.000 gốc mai tết.

17-25-52_nh-12-ho-mi
Ảnh: Thanh Sa
 

Những ngày này, ông Đinh Hữu Điều (SN 1961, ngụ KP5, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức) vẫn lượn khắp khu vườn mai hơn 8.000 gốc để tìm cách hãm mai nở sớm. Vườn mai nhà ông vừa bị nước nhấn chìm suốt ba ngày liền khi đê bao phía sau nhà bị vỡ hôm 15/11 khiến mai bị ngập, rụng lá, nở sớm hàng loạt.

Đứng nhìn hơn 8.000 gốc mai tết đang bung hoa, ông Điều rầu rĩ: “Rạng sáng 15/11, khi đang ngủ thì nghe tiếng nước chảy ầm ầm, thức dậy thấy vườn mai đã bị nhấn chìm, cá trong ao sau vườn thoát hết ra ngoài”.

Để khắc phục, ông dùng máy bơm của gia đình và mượn máy bơm của chính quyền bơm nước suốt ba ngày mới cạn. Tuy nhiên, sau khi nước rút, cộng với trời nắng nóng, mai bắt đầu rụng lá rồi nở.

Còn hơn hai tuần nữa là đến tết nhưng theo ông Điều, trời nắng cộng với ngập lụt khiến mai thối rễ, rụng lá nên năm nay thiệt hại gia đình ông là rất lớn.

Vườn mai của ông Điều trồng được hơn 6 năm. Nếu thuận buồm xuôi gió, mỗi gốc mai lớn ông bán được vài ba triệu đồng, gốc nhỏ cũng từ 300.000 đến 500.000 đồng. Tính ra hơn 8.000 gốc mai nếu nở đúng thời điểm thì gia đình ông cũng lời hàng trăm triệu đồng.

17-25-52_nh-13-mi-tet
Ảnh: Thanh Sa
 

Cũng như ông Điều, gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, ở phường này cũng đang mất ăn mất ngủ khi hơn 6.000 gốc đang có hiện tượng rụng lá, nở hoa sau khi bị nước nhấn chìm. Nhìn vườn mai rụng lá hết hơn nửa thân cây, bà Mai nói: “Năm nay trời ấm, nắng nhiều, dân trồng mai mừng thầm mơ đến cái tết sung túc nhưng không ngờ thiệt hại nặng như vậy. Cả năm trời dốc sức vào chăm bón, tưới tiêu bây giờ mai thì cười còn người thì… khóc”.

Xu hướng thuê mai tăng

Hiện nay, xu hướng thuê mai khá phổ biến. Nhiều nhà vườn làm thêm dịch vụ dưỡng mai tết, hoặc cho khách thuê với giá dao động 35 - 45% so với giá mua. Ông Lâm Văn Đức, Giám đốc Cty TNHH Mai vàng Bình Lợi - đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê mai, thông tin mức giá cho thuê mỗi gốc mai (4 - 5 tuổi) khoảng 3 - 4 triệu đồng, tùy loại, tương đương giá cho thuê vào cùng kỳ những năm trước.

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm