| Hotline: 0983.970.780

Thời tiết thất thường nông dân lo mất mùa vụ trái cây tết

Thứ Tư 10/01/2018 , 10:10 (GMT+7)

Nhà vườn trồng cây ăn trái tại ĐBSCL đang “chạy nước rút” xử lí ra hoa, chăm sóc để cung ứng sản phẩm cho thị trường tết. Nhưng năm nay thời tiết diễn biến thất thường, bà con lo mất mùa...

"Vua” tạo hình bưởi hồ lô, ông Võ Trung Thành, Chủ nhiệm CLB trái cây tạo hình ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, Hậu Giang lắc đầu ngán ngẩm vì thời tiết. "Năm nay CLB chỉ tạo hình được khoảng 6.000 trái bưởi hồ lô, bưởi Tài – Lộc, vì không tìm được nguồn cây tốt. Dự kiến giá bưởi tạo hình không thay đổi so với năm đó, khoảng 800.000đ/trái", ông Thành chia sẻ.

15-21-22_nh_1-_ong_thnh_chm_soc_buoi_ho_lo
Ông Võ Trung Thành chăm sóc bưởi tạo hình hồ lô

Còn lão nông Võ Hồng Quốc ở xã Phú Tân, thành viên CLB cho biết, sợ nhất là khi bưởi kết trái gặp mưa dầm hay nắng gắt thì trái sẽ rụng hết. Trái một tháng tuổi đã cho vào khuôn, nếu gặp thời tiết xấu vẫn bị rụng, năm nay khó tìm vườn bưởi có trái to.

Ngoài ra, vườn của ông Quốc còn có hơn 100 gốc đào tiên, trên 2 năm tuổi, dự kiến sẽ cho ra thị trường tết năm nay khoảng 1.000 trái đào tiên hồ lô, với giá từ 300.000 – 800.000đ/trái (tùy vào chất lượng).

Anh Huỳnh Thanh Khoa ở ấp Tân Phát, xã Tân Thuận Đông, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp chuyên sản xuất xoài in chữ thư pháp chia sẻ, có nhiều khách hàng từ TP.HCM đến đặt mua xoài của anh. Năm nay anh Khoa cùng các nhà vườn khác cũng hạn chế SX số lượng lớn, vì sợ thời tiết xấu làm ảnh hưởng đến màu sắc, cũng như trọng lượng của trái xoài.

Nông dân Lưu Văn Ràng ở xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, Đồng Tháp cho biết, năm nay ông chỉ trồng được gần 200 chậu quýt hồng, thất thu khoảng 20 - 30% so với năm ngoái. Nguyên nhân do những cơn mưa bất ngờ vào thời điểm cuối tháng 3 - 5 (âm lịch) khiến cho nhiều nhà vườn trở tay xử lí không kịp, tỷ lệ rụng trái rất cao. Hiện số lượng quýt hồng vào chậu làm kiểng cũng khan hiếm, toàn huyện Lai Vung chỉ có khoảng 600 – 700 gốc. Số lượng này có thể sẽ ít hơn, vì cuối năm thời tiết sẽ có nhiều biến đổi.

Về giá bán, ông Ràng cho biết, quýt hồng vào chậu có giá trung bình dao động từ 2 - 4 triệu đ/chậu. Chậu đẹp có cành lá, trái đồng đều có giá trên 4 triệu đồng. 

15-21-22_nh_2_-_vuon_quyt_hong_vo_chu_choi_kieng_cu_ong_rng
Vườn quýt hồng vào chậu của ông Ràng

Trước diễn biến thất thường của thời tiết, Phòng NN-PTNT huyện Lai Vung khuyến cáo nông dân thường xuyên thực hiện kịp thời các biện pháp phòng bệnh, áp dụng phương pháp trẻ hóa vườn cây, chăm sóc kỹ để năng suất trái ổn định.

Ngoài những loại trái cây tạo hình “độc, lạ”, các loại trái cây truyền thống cũng đang gặp khó khăn vì thời tiết. Là người chuyên mua xoài lá của các chủ vườn để xử lí ra hoa, tạo trái, ông Nguyễn Văn Út ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, Hậu Giang lo lắng xoài sẽ “ăn” tết sớm (chín sớm) và lượng xoài đúng thời điểm tết là rất ít.

Theo ông Út, do năm nay nhuận 2 tháng 6 (âm lịch) nên cây xoài ra hoa tự nhiên sớm hơn dự kiến. Hiện nhiều vườn đã cho trái 2 tháng tuổi, dự kiến sẽ thu hoạch vào cuối tháng 11 (âm lịch), trước tết khoảng một tháng.

“Không riêng gì vườn xoài của tôi, mà hầu hết các nhà vườn đều chịu cảnh trái cây chín trước tết. Điều này, khiến cho giá thành nông sản sẽ thấp đi, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. Còn nếu “neo” lại chờ tết, sẽ ảnh hưởng đến “sức khỏe” của cây, chi phí sản xuất cũng theo đó mà tăng thêm”, ông Út phân tích.

15-21-22_nh_3_-_nm_ny_thoi_tiet_thy_doi_tri_cy_tet_lo_u_tht_mu
Thị trường trái cây tết sẽ khan hiếm và giá cao
Ông Nguyễn Thanh Hiện ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ trồng 2ha xoài cát Hòa Lộc cho biết, năm nay nhuận 2 tháng 6, cộng với thời tiết bất lợi (mưa nhiều về đêm) nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý cho cây ra trái đúng dịp tết. Bà con lo tết chưa đến, xoài đã chín rồi.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm