| Hotline: 0983.970.780

Thời tiết xấu ảnh hưởng năng suất cà phê

Thứ Sáu 07/03/2014 , 14:18 (GMT+7)

Cà phê bị rụng lá, hoa không nở hết đồng thời gió to làm hoa và lá trút mà người dân gọi là “cúm cà phê”.

Liên tiếp những tháng vừa qua cây cà phê VN phải chịu những bất ổn về thời tiết. Điển hình là 3 đợt rét đậm, rét hại và sương muối tại Sơn La hồi tháng 12 và đầu tháng 1.

Theo Sở NN-PTNT Sơn La, toàn tỉnh đã có trên 1.300 ha cà phê chè (Arabica) bị cháy và ảnh hưởng vì sương muối, nhiều nhất ở các huyện Thuận Châu, Mai Sơn, TP Sơn La, chiếm tới hơn 10% trên tổng số 11.000 ha cà phê của tỉnh. Đây là lần thứ hai trong vòng 14 năm, Sơn La lại hứng chịu đợt sương muối nặng như vậy.

Sở đã có giải pháp cụ thể với diện tích cà phê bị sương muối: Nhanh chóng tiến hành cưa ngang gốc (cách chỗ bị sương muối 12 - 13 cm), sau đó chăm sóc cho cây nảy chồi, 2 năm sau cây sẽ cho thu hoạch lại.

Với vùng bị nhẹ, cắt cách chỗ bị sương muối 10 - 14 cm rồi chăm sóc tiếp, năm sau có thể cho thu hoạch bình thường. Với những cây cà phê mới trồng, có thể tiến hành vùi xuống đất sau khi hết sương muối bới lên cây vẫn phát triển bình thường. Đặc biệt chú ý phải khôi phục lại cây che bóng và rừng chắn gió vành đai.

Rét cũng ảnh hưởng tới cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên như Đăk Lăk, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum. Cà phê bị rụng lá, hoa không nở hết đồng thời gió to làm hoa và lá trút mà người dân gọi là “cúm cà phê”.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu nước đang diễn ra khá trầm trọng. Tháng 3 vẫn là thời điểm ít mưa trên cả nước, đặc biệt khu vực Tây Nguyên phổ biến ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm, với tổng lượng mưa tháng phổ biến dưới 10 mm. Hiện Tây Nguyên chỉ đủ lượng nước tưới cho 60% diện tích trồng cà phê, còn 40% đang phải chịu nguy cơ thiếu nước.

Như vậy với những đợt sương muối tại Sơn La, “cúm cà phê” và hạn hán tại Tây Nguyên sẽ khiến cho sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2014-2015 giảm đáng kể so với niên vụ trước. Năm 2013 do tác động thời tiết, sản lượng giảm và xuất khẩu cà phê nhân của VN giảm 24,8% so với năm 2012.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm