| Hotline: 0983.970.780

Thống nhất đổi tên Luật Dạy nghề

Thứ Ba 26/08/2014 , 08:37 (GMT+7)

Trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp sắp tới, ngày 25/8, Uỷ ban Văn hoá - giáo dục thanh thiếu niên - nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức hội nghị tham vấn các chuyên gia về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề.

Mở đầu hội nghị, ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục thanh thiếu niên - nhi đồng (gọi tắt là Ủy ban) cho biết, tại kỳ họp QH lần thứ 8, Ủy ban sẽ trình tổng hợp ý kiến đóng góp của các đại biểu đối với dự thảo sửa đổi Luật Dạy nghề.

Trong đó, phần lớn đồng ý đổi tên Luật Dạy nghề thành Luật Giáo dục nghề nghiệp; không quy định tỷ lệ cụ thể học sinh được phân luồng vào giáo dục nghề nghiệp; quy định việc sáp nhập 3 trung tâm công lập cấp huyện là Trung tâm Giáo dục thường xuyên; Trung tâm Dạy nghề và Trung tâm Kỹ thuật hướng nghiệp tổng hợp, thành một trung tâm duy nhất thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của cả 3 loại hình trên.

Là người gắn bó với công tác đào tạo nghề, bà Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban tán thành bằng việc đầu tiên là đổi tên Luật Dạy nghề thành Luật Giáo dục nghề nghiệp, đồng thời thống nhất một hệ thống trường dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề (sẽ đổi tên thành Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) quản lý.

Ngoài ra, Luật sửa đổi cũng cần nghiên cứu về cơ chế chính sách, giải pháp khả thi, nhất là chính sách khuyến khích các DN mở trường, DN có trách nhiệm nhận học sinh thực tập.

Phát triển hình thức đào tạo theo địa chỉ thông qua các hợp đồng của các trường nghề với những tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhân lực. Không nhất thiết phải đào tạo theo chương trình của nhà trường mà đào tạo theo yêu cầu chủ thể đặt hàng và nhà trường cần có bộ phận chuyên trách về vấn đề này.

"30 năm theo giáo dục nghề nghiệp, trong đầu tôi vẫn đau đau đáu bởi hệ thống đào tạo nghề cứ "vừa thức, vừa ngủ", nhiều quy định không rõ ràng. Luật muốn thay đổi tên trường thì thay, nhưng bản chất đào tạo nghề không thay đổi. Riêng việc trả lương, chỉ giới hạn mức lương tối thiểu và phải trả theo năng lực, trình độ. Có vậy mới khuyến khích học nghề", Chủ tịch Hiệp hội Dạy nghề và nghề công tác xã hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hằng.

Để thu hút học sinh học nghề, bà Tâm Đan cũng đồng tình quan điểm, dự thảo luật không nên chỉ rõ tỷ lệ học sinh phân luồng và Nhà nước cần có định hướng về phân luồng học sinh sau tốt nghiệp. Chương trình giáo dục cơ bản và chương trình phổ thông trung học.

Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá trình độ học lực của học sinh và chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với năng lực đào tạo của trường trên nguyên tắc bảo đảm chất lượng.

Với hơn 30 năm gắn bó giáo dục nghề nghiệp, từng là Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TBXH), GS.TS Nguyễn Minh Đường góp ý: "Điều 49 của dự thảo Luật quy định "Nhà giáo đào tạo nghề nghiệp vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp" cũng cần xem xét lại. Cần tách lý thuyết và thực hành riêng biệt cho 2 thầy dạy, mỗi người một mảng.

Dự thảo Luật quy định danh mục nghề đào tạo có nhiều nghề đơn giản như lâm sinh, trồng trọt, chăn nuôi, nấu ăn... nhưng không nên đòi hỏi người học phải có trình độ văn hoá THPT. Lý do bởi các DN cũng không đòi hỏi lao động có trình độ THPT, không yêu cầu có bằng tốt nghiệp loại giỏi mà chỉ cần trình độ kỹ năng nghề thành thạo...".

Đồng tình với nhiều kiến nghị của GS Đường, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban lại cho rằng, dự thảo vẫn phân biệt trường CĐ nghề với các trường CĐ khác, thể hiện tâm lý "của anh, của tôi"...

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.