| Hotline: 0983.970.780

Thông tin nông nghiệp mới

Thứ Hai 24/01/2011 , 10:59 (GMT+7)

1. Sử dụng clo để kiểm soát dịch bệnh ở xoài

Trung tâm Nghiên cứu sau thu hoạch, Sở nông nghiệp tỉnh Albay, Philipin (BRE) vừa kết thúc một dự án khoa học trên xoài, chuối đã khuyến cáo các hộ trồng xoài ở khu vực nên bổ sung clo để hạn chế bệnh thán thư (anthracnose disease) hay còn gọi là bệnh đốm đen trên vỏ xoài do nấm có tên là Colletotrichem gleosporioides gây ra. Không chỉ gây hư hỏng quả mà còn lây nhiễm cả hoa, lá xoài trong giai đoạn đang phát triển và khi đã trưởng thành. Qua thử nghiệm bằng phương pháp xử lý nước nóng (HTW) và xử lý bằng clo trên quả chuối và xoài, các chuyên gia ở BRE phát hiện thấy phương pháp dùng clo được xem là hiệu quả nhất. Clo là hoá chất diệt vi trùng rất hiệu quả, chính vì vậy đã được người ta dùng trong công nghệ xử lý nước sinh hoạt. Người ta có thể dùng clo pha vào nước ấm sau đó nhúng ngâm xoài, chuối vào sẽ làm tăng thời gian bảo quản cho hai loại quả nói trên sau khi thu hoạch, nhất là cho mục đích xuất khẩu.

2. Biến đổi khí hậu làm tăng năng suất cây trồng?

Trong khi biến đổi khí hậu gây ra nhiều tiêu cực thì tại một số nơi nó lại có tác động tích cực, làm tăng vụ, tăng năng suất một số vụ cây trồng, như ở Mỹ, Trung Quốc, Ethiopia và một số nơi châu Âu bởi nó làm thay đổi nhiệt độ và gây mưa nhiều. Riêng tại Mỹ, lúa mì dự kiến tăng từ 5-20% trong khi đó ngô lại giảm, ở Bắc Âu sản lượng lúa mì tăng 3-4%, một số vùng châu Á cũng tăng đáng kể nhờ có mưa nhiều. Ví dụ như Ấn Độ, quốc gia sản xuất gạo và mì lớn thứ 2 thế giới cũng có thể tăng sản lượng tới 30%, riêng Trung Quốc có thể tăng 20%. Sở dĩ có hiện tượng này là do có tới 80% cây lương thực phụ thuộc vào mưa. Riêng Ethiopia do nhiệt độ tăng nên ngành trồng cà phê của quốc gia này phát triển mạnh.

3. Giải mã thành công hệ gen cây có múi

Ngày 18/1 vừa qua, các chuyên gia ĐH Florida Mỹ cho biết lần đầu tiên họ đã giải mã thành công hệ gen của cây có múi, loại cam ngọt và quýt Clementine. Kết quả chi tiết của dự án được công bố tại Hội nghị Gen cây trồng và động vật Quốc tế tổ chức tại San Diego Mỹ hồi trung tuần tháng Giêng vừa qua và tuy không đề cập chi tiết của dự án song theo các chuyên gia ở Quỹ nghiên cứu cây có múi của Mỹ thì việc giải mã thành công hệ gen cây có múi mở ra một triển vọng cho ngành nông nghiệp, giúp con người hiểu được cách phòng bệnh, đặc biệt là phòng ngừa loại côn trùng gây bệnh có tên là Psyllid làm cho cây trồng nhanh chóng bị tàn lụi, gây thiệt hại lớn cho ngành trồng trọt, đặc biệt là nhóm cây ăn quả có múi trên quy mô toàn cầu.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.