| Hotline: 0983.970.780

Thông tin nông nghiệp nước ngoài

Thứ Ba 12/04/2011 , 09:14 (GMT+7)

Hoa hồng mang gen cần tây 

Các chuyên gia ĐH North Carolina (NCU) ở Mỹ vừa lai tạo thành công một giống hoa hồng có mang một gen của cần tây nên có khả năng kháng lại bệnh botrytis (bệnh tàn lụi cánh hoa), căn bệnh thường gặp sau thu hoạch ở hoa hồng nên làm giảm vẻ đẹp, giảm thu nhập của người trồng hoa. Cơ chế gây bệnh tàn lụi ở hoa hồng thường do các tác nhân nấm gây ra, chúng tạo ra loại cồn có chứa đường gọi là manitre, làm cho cánh hoa bị tàn lụi và cũng thường gặp ở các loại cây trồng khác, như ở rau diếp khi bảo quản lâu sau thu hoạch.

Để kéo dài thời gian tươi của hoa, các nhà khoa học đã chèn một gen có tên là Mannitol dehydrogenase (MD) lấy từ cây cần tây vào cho cây hoa hồng, để làm tăng khả năng tươi lâu cho hoa. Gen MD không chỉ có trong cần tây mà còn có nhiều ở nhiều loại cây trồng khác và ngay cả hoa hồng cũng có gen này nhưng hàm lượng rất ít và nhờ gen nói trên mà lượng nước của cây tăng lên, hạn chế bệnh và kháng lại các môi chất gây bệnh.

Vì sao cá ven biển lại xuất hiện hiện tượng kháng di truyền?

Sau khi nghiên cứu loài cá tuyết sống vùng cửa sông Hudson ở New York, nơi bị ô nhiễm nặng bởi hóa chất polychlorinated biphenyls (PCBs), các chuyên gia Viện Hải dương học Wood Hole đã phát hiện thấy, mặc dù nước ô nhiễm rất cao nhưng loài cá này vẫn sống và phát triển mạnh, đó là do hiện tượng kháng di truyền với các chất PCBs, giống như hiện tượng kháng thuốc trừ sâu ở động vật hoặc hiện tượng khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

Với phát hiện trên cho thấy tác động do con người gây ra đã đẩy nhanh quá trình tiến hóa của các loại vật bằng cách làm tăng yếu tố stress hay nói cụ thể hơn, ô nhiễm môi trường chính là thủ phạm làm cho động vật xuất hiện tình trạng nói trên. Quá trình này diễn ra chủ yếu trong gen có tên là AHR2, tác nhân trung hòa độc tính, kiểm soát sự nhạy bén PCBs của loài cá. Cũng qua nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện thấy gen AHR2 ở loài cá tuyết ở cửa sông Hudson thiếu hai trong số 1.104 axít amin và chính sự thiếu hụt này đã làm cho loài cá nói trên sống thỏa hiệp với ô nhiễm mà những loài cá khác không thể sống được.

Khuyết tật gen thủ phạm làm cá hồi chết hàng loạt 

Trong những năm gần đây tại khu vực sông Fraser River ở Canada xảy ra hiện tượng cá hồi chết hàng loạt (từ 40-95%), đặc biệt là cá hồi đỏ hoang dã và qua nghiên cứu hệ gen, các nhà khoa học phát hiện thấy khuyết tật gen là thủ phạm. Theo đó, những con đã chết thường có chung một tín hiệu di truyền dẫn đến mắc bệnh về stress có liên quan đến quá trình chuyển hóa và miễn dịch. Những con có khuyết tật di truyền nói trên nếu gặp môi trường sống bất thuận, nhất là virus thì tỷ lệ mắc bệnh và tử vong rất cao.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất