| Hotline: 0983.970.780

Thông tin nông nghiệp nước ngoài

Thứ Sáu 22/04/2011 , 10:03 (GMT+7)

Ra đời chanh ngọt, ít hạt

Đó là loại chanh mới do các chuyên gia ở ĐH California Mỹ vừa lai tạo, có tên là KinnowLS, kích thước lớn như quả cam, vỏ mỏng nhẵn, nhiều thịt và nhiều nước, màu vàng giống như cam. Trong tên gọi KinowLS, chữ LS đứng cuối nghĩa là ít hạt (Low Seeded) được ra đời bằng kỹ thuật đột biến hạt giống từ giống chanh Kinnow. Nguyên thủy, chanh Kinnow có từ 15-30 hạt/quả, nhưng giống chanh mới này chỉ có 2-3 hạt, nhiều cũng không quá 4-7 hạt. Một trong những lợi thế khác của chanh KinnowLS là có thể trồng ở cả sa mạc, vùng đất khô cằn, giai đoạn ra quả từ tháng 2 đến tháng 4, rất phù hợp ở vùng đất châu Á, như Punjab ở Ấn Độ và Pakistan, nơi có nghề trồng cam chanh rất lâu đời.

Theo kỹ sư Mikeal Rose, trưởng nhóm nghiên cứu thì công nghệ tạo giống đột biến (Mutation Breeding) là kỹ thuật được sử dụng khá phổ biến để tạo ra những loại cây trồng theo ý muốn như các loại hạt to, màu sắc lạ hoặc những loại quả ngọt ít hạt, không có trong môi trường tự nhiên hoặc biến mất trong quá trình tiến hóa. Đột biến (Mutation) ở đây là thay đổi cấu trúc của một số gen bằng cách xử lý tác nhân lý hay hóa học. Trong tự nhiên, đột biến là mang tính tự phát, thỉnh thoảng xảy ra nhưng kỹ thuật tạo hạt giống đột biến lại mang tính nhân tạo và nhằm thúc đẩy nhanh quá trình tiến hóa nói trên. 

Bayer CropScience khai trương phòng thí nghiệm hạt giống ở Singapore 

Theo tờ AsianSciences số ra đầu tháng 4/2011 thì hãng Bayer CropScience (BC) vừa khai trương một phòng thí nghiệm hạt giống ở Singapore có vốn đầu tư lên tới 28,5 triệu USD để phục vụ việc nghiên cứu phát triển các loại hạt giống mới, đặc biệt giống lai (hybrid) cho năng suất cao phục vụ nông nghiệp ở khu vực. Theo mục tiêu này, trong vòng 5 năm tới phòng thí nghiệm sẽ tiến hành nhiều nghiên cứu quan trọng, để tìm ra những loại công nghệ tiên tiến như phân tích chất tạo ADN và phân tử để phục vụ cho việc lai tạo những giống cây trồng mới như ngô, bông, lúa mì, đậu tương và lúa gạo. Những giống mới này có sức đề kháng bệnh tốt, chịu được áp lực môi trường, không bị sâu bệnh, ít tổn thất, dễ bảo quản sau thu hoạch và có hàm lượng dưỡng chất cao.

Phương pháp mới làm tăng sản lượng cây tinh dầu

Nhóm chuyên gia ở ĐH Mississippi Mỹ (MSU) vừa kết thúc nghiên cứu và phát hiện thấy việc sử dụng nước thải từ các nhà máy chưng cất tinh dầu, đặc biệt là chưng bằng hơi nước (steam) có tác dụng tốt cho các loại cây tinh dầu, đặc biệt là bạc hà. Theo nghiên cứu, một số hợp chất thơm có trong nước thải sẽ có lợi cho cây bạc hà hoặc các loại cây lấy dầu khác, nhất là khi dùng để bón lá. Kết luận trên được dựa vào nghiên cứu các loại hormone của cây trồng và hiệu ứng chất thải của nhà máy tinh dầu lên cây bạc hà trong nhiều năm liền.

Đặc biệt là 3 loại hormone thực vật là methyl jasmonate, gibberellie acid và salicylic acid ở 3 nồng độ khác nhau và mẫu nước thải được tưới cho 15 loại cây trồng bằng cách phun trên lá. Kết quả, hàm lượng tinh dầu cây bạc hà cao hơn so với các loại cây lấy dầu khác tưới bằng nước thông thường.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm