| Hotline: 0983.970.780

Thông tin thêm về cây mắc ca

Thứ Tư 17/09/2008 , 09:30 (GMT+7)

Trên NNVN gần đây có giới thiệu giống cây mắc ca có giá trị kinh tế cao. Xin cho biết thêm thông tin về loài này?

Cây giống Mắc ca

Hỏi: Trên NNVN gần đây có giới thiệu giống cây mắc ca có giá trị kinh tế cao. Xin cho biết ở khu vực Đông Nam bộ khí hậu và thổ nhưỡng có phù hợp với cây này không? Có thể liên hệ để mua giống ở đâu?

(Đặng Văn Bảy - baydvxm@yahoo.com.vn)

Trả lời: Cây mắc ca (gọi tắt theo tên khoa học là macadamia integrifolia) là một loại cây quả khô quí hiếm, cho giá trị kinh tế cao, nhu cầu tiêu thụ trên thế giới rất cao, cung không đủ cầu. Mặc dù hiện nay mắc ca đã có mặt ở nhiều nước nhiệt đới và á nhiệt đới, nhưng chỉ có Australia và Hawai (Mỹ) là có diện tích lớn nhất. Tại Việt Nam, từ năm 1994 mắc ca được nhập nội từ Trung Quốc về trồng thử nghiệm ở Ba Vì (Hà Tây cũ), Đắk Lắk (Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên), Sơn La, Phú Thọ, đến nay nhiều cây đã cho quả. Năm 2002 tiếp tục nhập và trồng thử nghiệm 10.000 cây ở Con Cuông (Nghệ An), Ba Vì, Sơn La và Điện Biên.

Năm 2003 Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục nhập nội và trồng thử nghiệm một số giống có nguồn gốc từ Australia tại Ba Vì. Để bạn có thêm thông tin cần thiết trước khi quyết định trồng thử nghiệm loại cây trồng mới này tại Đông Nam bộ chúng tôi giới thiệu tóm tắt một số ý kiến đánh giá của các nhà khoa học và chuyên gia tại cuộc hội thảo “Thực trạng và triển vọng phát triển cây mắc ca ở Việt Nam” do Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia phối hợp với Cty CP XNK nông lâm sản chế biến (TCty Rau quả nông sản) tổ chức mới đây tại Ba Vì.

Hội thảo đã làm rõ được nhiều vấn đề về triển vọng đưa loại cây quý, có giá trị kinh tế cao này thành một thế mạnh xuất khẩu trong tương lai. Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến lo ngại về khả năng trồng phổ biến loại cây này do những yêu cầu khắt khe về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và chi phí đầu tư cao.

Muốn trồng mắc ca cho năng suất cao cần chọn đất màu mỡ, tơi xốp, thoát nước tốt, tầng dày trên 1,5m; những vùng có nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất vào mùa đông khoảng 14oC là thích hợp cho sự phát triển của cây. Xét các yếu tố dự báo về khả năng phát triển cây mắc ca ở các vùng miền núi Việt Nam, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cho rằng: Vùng có điều kiện khí hậu rất thích hợp bao gồm 13 tỉnh miền núi phía Bắc như: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Giang và Thái Nguyên.

Tại vùng này cây mắc ca cần điều kiện nhiệt độ bình quân 17-30oC, cây sinh trưởng tốt, nhiệt độ 27oC tích lũy hạt thuận lợi, khi cây ra hoa cần nhiệt độ thấp dưới 17oC, không có sương muối. Tiếp theo, vùng được đánh giá có điều kiện khí hậu thích hợp gồm 6 tỉnh vùng Bắc Trung bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Ở vùng này, mùa đông có điều kiện nhiệt độ thấp cần thiết để cây phân hóa mầm hoa và ra hoa, các mùa khác có nhiệt độ cao đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển, kết quả, tích lũy chất khô được tiến hành bình thường. Tuy nhiên vùng này thường bị ảnh hưởng bởi gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng do đó nên chọn những vùng ít bị ảnh hưởng như Hướng Hóa (Quảng Trị), A Lưới (Thừa Thiên-Huế)…

Ngoài ra, có thể mở rộng một số nơi vùng cao các tỉnh Tây Nguyên. Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Phạm Đức Tuấn khuyến cáo: “Hiện vẫn chưa có kết luận chính thức về dự án trồng cây mắc ca do vậy các địa phương phải tiến hành từng bước, làm đâu chắc đó không nên làm theo phong trào. Do chi phí đầu tư cao nên giải pháp khả thi là nông dân có thể liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp để được cung cấp vốn, giống, phân bón và thu mua sản phẩm sau này”. Nhiều nhà khoa học và chuyên gia cũng cảnh báo về những thất bại có thể gặp phải khi trồng mắc ca tràn lan, chạy theo số lượng thiếu cơ sở khoa học như trường hợp của Trung Quốc mới đây. Vì vậy, phải phát triển từng bước, thận trọng theo hướng thâm canh cao, thâm canh toàn diện, mở rộng dần, làm đến đâu tốt đến đấy. Các tỉnh muốn trồng khảo nghiệm thì nên lấy nguồn giống ở 3 nơi sau đây:

- Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam), địa chỉ: Đông Ngạc-Từ Liêm-Hà Nội, ĐT: 04. 8389813.

- Trung tâm Dịch vụ và chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp Ba Vì (Cty CP XNK Nông lâm sản chế biến), 25 Tân Mai, Q. Hoàng Mai, Hà Nội, ĐT: 04. 8642685.

- Cty CP Giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc, 246 đường Trần Quang Khải, P. Chi Lăng, TP. Lạng Sơn, ĐT: 025.810264.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm