| Hotline: 0983.970.780

Thông xe cầu Bính bắc qua sông Cấm

Thứ Tư 21/11/2012 , 15:10 (GMT+7)

Cầu Bính, cầu huyết mạch bắc qua sông Cấm, nối giao thông từ nội thành Hải Phòng đi huyện Thủy Nguyên, chính thức thông xe sáng 21/11.

Cầu Bính, cây cầu huyết mạch bắc qua sông Cấm, nối tuyến giao thông từ nội thành Hải Phòng đi huyện Thủy Nguyên đã hoàn tất việc sữa chữa, khôi phục và chính thức thông xe vào sáng 21/11.

Việc sửa chữa, khôi phục cầu Bính đã được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Kinh phí Dự án sửa chữa, khôi phục cầu sử dụng từ nguồn vốn JICA và vốn trong nước, với tổng mức đầu tư 522,8 triệu yen và vốn đối ứng trong nước 21,297 tỷ đồng.

Ban Quản lý các dự án cầu Hải Phòng được giao làm chủ đầu tư Dự án. Các nhà thầu và tư vấn Nhật Bản trước đây đã xây dựng cầu Bính thực hiện việc sửa chữa, khôi phục. Công ty Tư vấn Chodai Co.,Ltd (Nhật Bản) thực hiện khảo sát, thiết kế kỹ thuật, lập dự toán, lập hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây lắp và giám sát thi công xây dựng.

Phần thi công phức tạp nhất là thay thế 22,4m dầm hư hỏng và thay thế hai bó cáp văng dài 105m và 116m được sản xuất tại Nhật Bản. Đoạn dầm bị hư hỏng được cắt bỏ phần sườn dầm và bản cánh dưới. Kết cấu sườn và bản cánh dưới mới được thay thế từng đoạn theo quy trình thi công và hàn liên kết với phần dầm cũ bằng thiết bị hàn bán tự động.

Trước khi được thông xe, trong hai ngày 15-16/11 vừa qua, công tác thử tải đã được tiến hành để kiểm tra trạng thái tải trọng tĩnh và tải trọng động tác động lên cầu, nhằm thu thập các kết quả đo ứng suất, độ võng và chuyển vị ngang dầm chủ, ứng suất cục bộ bản mặt cầu, lực căng trong các bó cáp khi có tải, ứng suất chân trụ tháp, chuyển vị đỉnh trụ tháp do thay mới hai bó cáp, tần số dao động riêng trụ tháp, tần số dao động riêng và ứng suất động của dầm chủ.

Tư vấn kiểm định đã kết luận: cầu Bính đã được sửa chữa, khôi phục phù hợp thiết kế được duyệt, đủ khả năng chịu lực theo trọng tải thiết kế như ban đầu trước khi xảy ra sự cố.

Cầu Bính xảy ra sự cố, bị hư hỏng nặng vào đêm 17/7/2010 do ba chiếc tàu trọng tải lớn đang neo đậu tại cầu tàu Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng, bất ngờ bị bão đánh đứt dây neo, trôi tự do rồi đâm vào nhịp giữa cầu. Toàn bộ giao thông trên cầu bị ngừng trệ, phương tiện giao thông trung bình một ngày hơn 50.000 lượt xe máy và khoảng 6.000 xe ôtô các loại buộc phải qua phà hoặc qua cầu Kiền.

Cầu Bính là cây cầu dây văng kết cấu dầm thép bêtông liên hợp, liên tục 17 nhịp dài 1.280m. Cầu có chiều dài 1.347m, rộng 22,5m, cho bốn làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ, nhịp giữa có khẩu độ 260, chiều cao thông thuyền 25m cho phép tàu 3.000 tấn qua lại, hai tháp cầu bằng bêtông cốt thép có chiều cao 101,6m.

Dự án xây dựng cầu Bính bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước. Cầu Bính được khởi công xây dựng ngày 1/9/2002 và khánh thánh vào ngày 13/5/2005.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm