| Hotline: 0983.970.780

Thu hồi, không dễ?

Thứ Ba 26/03/2013 , 09:36 (GMT+7)

Theo thống kê, Tây Ninh có gần 1.150 ha đất KCN được thu hồi để giao lại cho nông dân, chiếm trên 50% tổng diện tích qui hoạch cụm, KCN. Tuy nhiên, vẫn còn không ít diện tích qui hoạch để đó, nhà đầu tư thấy khó “nuốt” nên vừa làm vừa... chạy. Để có quyết định thu hồi xem ra không phải dễ.

Theo thống kê, Tây Ninh có gần 1.150 ha đất khu công nghiệp (KCN) được thu hồi để giao lại cho nông dân, chiếm trên 50% tổng diện tích qui hoạch cụm, KCN. Tuy nhiên, vẫn còn không ít diện tích qui hoạch để đó, nhà đầu tư thấy khó “nuốt” nên vừa làm vừa... chạy. Để có quyết định thu hồi xem ra không phải dễ...

Sau nhiều năm quy hoạch, vào cuối năm 2011, khi rà soát quy hoạch, chính quyền tỉnh Tây Ninh đã mạnh tay bỏ chủ trương đầu tư, thu hồi 10 CCN, KCN, điều chỉnh 1 cụm, KCN để trả lại đất cho nông dân canh tác với diện tích gần 1.150ha đang “treo” ở 7 huyện, TX, chiếm trên 50% tổng DT qui hoạch KCN. Hàng ngàn nông dân đã nhẹ gánh và mạnh dạn đầu tư trên mảnh đất của mình. Đây được xem là bản lĩnh “vượt lên chính mình” của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, theo tìm hiểu chúng tôi, đến nay ở địa phương vẫn còn lại không ít KCN qui hoạch lấy đất lúa nhưng để “treo” 5, 6 năm, chưa rõ có xóa được hay không?


200 ha đất lúa “bờ xôi ruộng mật” ở xã Gia Bình, huyện Trảng Bàng qui hoạch làm KCN “treo” 6 năm nay, lẽ ra phải “xóa” đi nhưng lại được BQL Khu kinh tế Tây Ninh đề nghị tiếp tục duy trì (!)

Một đại diện của Sở KH-ĐT Tây Ninh cho hay, trước đây tỉnh giao cho Sở này giữ vai trò chủ trì cùng các cơ quan chức năng khác rà soát lại DT qui hoạch các cụm, KCN, nếu thấy đất bỏ hoang, nhà đầu tư không triển khai hiệu quả thì đề xuất với tỉnh thu hồi. “Tuy nhiên, nhìn chung để thiết lập một qui trình tổ chức xem xét thu hồi đất KCN lại nhiêu khê phải qua nhiều bước. Bởi thực tế, có dự án KCN sau khi giao cho chủ đầu tư, mặc dù họ chưa tác động gì cả nhưng đã thuê cơ quan chức năng đo vẽ cắm mốc chia lô, thậm chí giải tỏa đền bù lem nhem, chỗ có chỗ không. Trong quá trình thực hiện, do tài chính DN khó khăn nên họ dây dưa, công trình xây dựng dang dở. Dân kêu, địa phương làm tờ trình đề nghị xóa. Đối với những KCN thực hiện kiểu da beo như thế lại nhiều mà rất khó xử lý” - vị này tiết lộ.

Chúng tôi về huyện Trảng Bàng, nơi “gánh” đến 5 KCN. Ngoài 3 KCN đã và đang hoạt động cầm chừng, đó là KCN Trảng Bàng (bao gồm Khu chế xuất - CN Linh Trung III; KCN - dịch vụ Bourbon An Hòa và Khu liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phước Đông - Bời Lời) thì có 2 KCN còn “treo” là KCN Gia Bình và KCN Bàu Hai Năm. Đặc biệt, KCN Gia Bình qui hoạch 200 ha lấy gần như toàn bộ đất SX lúa 2 vụ/năm “bờ xôi ruộng mật” của 2 ấp Chánh và Bình Nguyên 2. Ông Dương Văn Y (Chủ tịch UBND xã) cho hay, dự án này đã để “treo” nhiều năm, gây khó khăn cho công tác quản lý của xã và cả người dân. Vì vậy, xã nhiều lần kiến nghị cấp trên xem xét, nếu tiếp tục triển khai thì đề nghị nhà đầu tư xúc tiến thực hiện ngay, còn không thì xóa quy hoạch trong thời gian sớm nhất để người dân an tâm phát triển SX. Mới đây, theo chỉ đạo của huyện, để có cơ sở pháp lý xã cũng đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến của từng hộ dân nằm trong vùng qui hoạch về việc có nên “giữ” hay “xóa”. Kết quả có 105/124 hộ dân đồng tình xóa.

Điều đáng nói là, chủ đầu tư KCN là Cty CP Đầu tư xây dựng Liên Thành (huyện Củ Chi, TP.HCM), một DN chuyên kinh doanh khu vui chơi giải trí nên việc lấy 200 ha đất của xã Gia Bình gọi là KCN, nhưng ý tưởng ban đầu của DN là đầu tư xây dựng khu vui chơi và dân cư, chứ chẳng phải KCN. “Hiện 3 KCN trên địa bàn huyện với qui mô DT trên 2.000 ha vẫn còn đang xây dựng đầu tư hạ tầng cho thuê đất, mỗi khu chỉ có vài DN đăng ký vào KCN thì DN có “điên” mới tiếp tục đầu tư xây dựng một KCN nữa ở xã Gia Bình” - ông Y giải thích.

“Đối với các cụm, KCN, nhà đầu tư qua nhiều năm không tác động thì chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát, đồng thời xin ý kiến chính quyền, cấp ủy địa phương để thống nhất qui hoạch điều chỉnh lại hoặc “xóa” luôn. Trong đó, xem xét vùng nào có qui hoạch đất lúa thì điều chỉnh ra một bên. Dự kiến từ đây đến tháng 4, chúng tôi sẽ trình lãnh đạo tỉnh xóa ít nhất 1-2 cụm, KCN nữa. Tuy nhiên, nói cụ thể bây giờ chưa tiện” (ông Đỗ Thanh Hòa - GĐ Sở Công thương Tây Ninh)

Tương tự, KCN Bàu Hai Năm qui hoạch diện tích 190 ha nằm trên 2 ấp Lộc Khê và Gia Tân thuộc xã Gia Lộc, nằm kế cận với Khu liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phước Đông - Bời Lời. Dự án này do Cty CP Đầu tư kinh doanh nhà làm chủ đầu tư. Theo ông Văn Tiến Dũng, PCT UBND huyện Trảng Bàng, cách đây 2 năm, theo ủy quyền của tỉnh, huyện đã ban hành thông báo xử lý thu hồi, nhưng do dự án KCN này bị cắt ngang bởi dự án đường HCM nên phải chờ ý kiến của Bộ GT-VT trong việc đấu nối từ dự án vào đường HCM, mặt khác do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính, nên đến nay dự án vẫn chưa thể triển khai.

Ông Phạm Văn Tấn (PCT UBND xã Gia Lộc) cho biết thêm, vừa qua xã đã tổ chức họp dân có đất trong vùng qui hoạch để lấy ý kiến về việc xóa dự án KCN này. Đa số nhân dân đều đồng tình với việc xóa KCN để tạo điều kiện cho nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mạnh dạn đầu tư vốn SXKD. Đặc biệt là trồng bắp giống vụ ĐX hàng năm từ tháng 11 trở đi.

Tuy nhiên, ngày 14/3 vừa qua, điều rất bất ngờ là BQL Khu kinh tế Tây Ninh lại có văn bản đề xuất với tỉnh tiếp tục duy trì quy hoạch 2 KCN Gia Bình và Bàu Hai Năm nói trên, bởi đây là 2 trong 9 KCN có trong danh mục KCN VN và chủ đầu tư đã “xây dựng hạ tầng”. Vậy là các kiến nghị của huyện, xã coi như bỏ sông, bỏ biển. Bức xúc trước việc này, ông Vương Văn Hiệp (cán bộ địa chính xã Gia Bình), nói: “Tôi là thổ địa vùng này, nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở đâu thì tôi phải biết chứ! Thực tế sau khi có qui hoạch, họ chỉ đo vẽ diện tích, cắm mốc ranh giới chủ yếu để “lấy đất”. Sau đó không tác động gì cả, bỏ đi biệt tăm”. Còn ông Chủ tịch xã Vương Văn Y nói thẳng: “Chính phủ nhiều lần khẳng định trên báo chí là không được lấy đất lúa qui hoạch làm KCN để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Do ở địa phương trước đây đã qui hoạch, bây giờ thu hồi lỡ sau này qui hoạch lại để “đáp ứng” nhu cầu nhà đầu tư rõ ràng không thể được. Vì lẽ đó mà họ cố níu giữ cho bằng được”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm