| Hotline: 0983.970.780

Thủ khoa kép

Thứ Năm 24/07/2014 , 08:48 (GMT+7)

Em Trần Quốc Tuấn (SN 1996), học sinh trường THPT Yên Định 1 (Yên Định, Thanh Hóa) đậu thủ khoa khối B Học viện Quân y và Học viện Kỹ thuật Quân sự.

Hay tin em Trần Quốc Tuấn (SN 1996), học sinh trường THPT Yên Định 1 (Yên Định, Thanh Hóa) đậu thủ khoa khối B Học viện Quân y với tổng số điểm 3 môn 28,5 (Toán 8,75 điểm ; Hóa 9,75 điểm và Sinh 10 điểm) chúng tôi tức tốc chạy xe hơn 40 cây số tìm nhà cậu học sinh đặc biệt này.

Cũng lúc chúng tôi đến, Tuấn nhận được điện thoại của bạn thông báo em đậu tiếp thủ khoa Học viện Kỹ thuật Quân sự với tổng số điểm 28 (Toán 9; Lý 9 và Hóa 10). Căn nhà xây 4 năm chưa đủ tiền quét vôi ve tràn ngập tiếng cười.

Anh Trần Doãn Thời, bố của Tuấn chia sẻ: “Chưa bao giờ tôi hạnh phúc như lúc này. Với bậc làm cha làm mẹ việc con cái học hành đỗ đạt là niềm động viên lớn nhất để chúng tôi cố gắng lao động”.

Anh Thời cho hay, biết gia đình là hộ nghèo, thiếu thốn trăm bề nên suốt 12 năm đi học Tuấn chưa bao giờ kêu ca hay đòi hỏi bố mẹ phải mua cho cái này, cái kia. "Nhiều khi nhìn con đạp chiếc xe cà tàng, dép rách, cặp rách cũng không một lời than phiền, vợ chồng tôi thương con lắm".

Ngồi cạnh chồng, chị Lê Thị Xuyến, gạt dòng nước mắt sung sướng: “Đối với cháu học là trên hết, nhiều đêm cháu không chịu ngủ trong mùng mà nằm ở ghế băng vì sợ ngủ quên không dậy học được”.

“Trước khi ngủ em đeo vào chân một cái dây có gắn ba chai nước suối đựng đầy đất, nhỡ có ngủ quên thì có mấy cái chai “đánh thức”. Hoặc những lúc học mệt em đấm bốc để thư giãn”, Tuấn kể chuyện.

Chia sẻ kinh nghiệm học của mình, Tuấn nói: “Khi học phải có tâm trạng thoải mái, ngoài chú ý nghe thầy cô giáo giảng về nhà em làm các bài tập ở sách tham khảo hoặc đề thi của các trường khác. Trước kỳ thi em học phương pháp giải nhanh, tự thi và thự chấm bài của mình”.

Tuấn cho biết thêm, tổ chức học nhóm cũng là một cách để nâng cao kiến thức, mỗi nhóm nên có 4 - 5 bạn bấm đồng hồ giải đề thi rồi chấm cho nhau, lúc đó bạn nào làm đúng thì giải đáp cho bạn sai để hiểu sâu vấn đề, câu nào khó quá thì đem đến nhờ thầy cô giúp đỡ.

Nhận xét về học trò “cưng” của mình, thầy Lê Văn Hiển, Phó hiệu trưởng kiêm giáo viên dạy Sinh học, trường THPT Yên Định 1 nói: “Tuấn là một học sinh nghèo, rất thông minh, ngoan ngoãn và chịu khó. Dù học giỏi nhưng Tuấn không kênh kiệu mà luôn luôn tận tình giúp đỡ bạn bè trong học tập cũng như cuộc sống. Bây giờ em ấy đậu thủ khoa kép của 2 trường đại học lớn nhà trường vừa vui vừa hãnh diện vì đã đào tạo được một “hạt nhân” cho ngành giáo dục Thanh Hóa nói chung, huyện Yên Định nói riêng”.

Được biết, để nuôi chị gái đang học Đại học Thương mại ở Hà Nội và nay thêm cả Tuấn, vợ chồng anh Thời chị Xuyến phải bôn ba vào Nam ra Bắc làm đủ các nghề phụ hồ, bốc đá, cửu vạn, làm ruộng, chăn nuôi kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống và trả nợ ngân hàng.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm