| Hotline: 0983.970.780

Thủ khoa trường làng: Chọn học Y mong chữa ung thư cho mẹ

Thứ Sáu 01/08/2014 , 09:39 (GMT+7)

Trí bảo: “Em quyết định học Y vì mẹ rồi. Tất nhiên đây cũng là trường mà em rất thích, nhưng quan trọng hơn em muốn học để có điều kiện chữa bệnh ung thư cho mẹ..."

Chàng trai có biệt danh “cao kều” Nguyễn Quốc Trí (sinh năm 1996), lớp 12C1, Trường THPT Hoằng Hóa 4 vừa ghi danh vào bảng vàng tỉnh Thanh Hóa khi đỗ thủ khoa Học viện Tài chính và nằm trong top đầu các tân sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội.

Trí sinh ra trong gia đình có bố là công nhân đường sắt về hưu, mẹ là giáo viên dạy tiểu học. Vốn có nền tảng từ nhỏ, lại được nuôi dưỡng trong môi trường giàu truyền thống hiếu học ở thôn Đông Phú, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa nên thành tích học tập của em cứ nối dài theo từng năm.

Cụ thể, 12 năm học hầu như năm nào Trí cũng đạt học sinh giỏi, lớp 5 đạt Huy chương Bạc môn Toán tuổi thơ toàn quốc; lớp 9 đạt giải Nhì học sinh giỏi tỉnh môn Toán; lớp 12 đạt giải Nhì cấp tỉnh, giải 3 Quốc gia môn Hóa.

Kỳ thi đại học vừa qua, Trí đăng ký thi 2 trường là Học viện Tài chính và Đại học Y Hà Nội. Kết quả, Trí được ghi danh bảng “vàng” với thành tích thủ khoa khối A Học viện Tài chính với tổng số điểm 27,5 (Toán 8,5 điểm; Lý 9,25 điểm và Hóa 9,5 điểm). Đậu Đại học Y Hà Nội với tổng điểm 3 môn 28 (Toán 9,75 điểm; Hóa 9,25 điểm; Sinh 9 điểm).

Khi được hỏi về việc chọn trường theo học, Trí bảo: “Em quyết định học Y vì mẹ rồi. Tất nhiên đây cũng là trường mà em rất thích, nhưng quan trọng hơn em muốn học để có điều kiện chữa bệnh ung thư cho mẹ và những người kém may mắn khi phải mang trong mình nhiều căn bệnh quái ác”.

Lòng hiếu thảo của Trí khiến người mẹ Lê Thị Cúc rưng rưng nước mắt: “Nhiều lần Trí thấy mẹ đau cứ xoắn xuýt lo lắng rồi bảo sau này con sẽ làm bác sỹ để chữa bệnh cứu người. Bây giờ chặng đầu ước mơ Trí đã thực hiện được, tôi cảm thấy tự hào vì những suy nghĩ đó của con và càng hạnh phúc hơn khi biết con đậu kết quả cao ở 2 trường dự thi”.

Chị Cúc cũng bày tỏ nỗi buồn, xen lẫn lo lắng khi nhiều khối u trong cơ thể đang phát triển, hành hạ chị mỗi ngày. “Tôi không biết sống chết thế nào, chỉ sợ bệnh tình xấu đi không lo được cho Trí đến khi ra trường”, chị Cúc nói.

Không chỉ là một người con hiếu thảo, Trí còn được thầy cô, bạn bè hết mực yêu quý. Thầy Lường Văn Hưng, giáo viên chủ nhiệm lớp 12C1 tự hào: “Trí là một học sinh thông minh, chăm chỉ và sống rất tình cảm, luôn luôn chia sẻ với những khó khăn của bạn bè. Em ấy đã mang lại vinh quang cho gia đình, cho trường, cho lớp. Tôi tin rằng Trí sẽ tiếp tục thành công trên con đường chinh phục con chữ và trong cuộc sống”.

Được biết, phương pháp học chủ yếu của Trí là nắm vững kiến thức ở lớp và học nhóm. Trí cho hay, môn Toán là môn tự luận nên em làm nhiều dạng bài tập, còn các môn thi trắc nghiệm chủ yếu là lý thuyết nên em học nhuần nhuyễn trong sách giáo khoa. Riêng phần mở rộng, Trí xin thêm tài liệu của thầy cô, bạn bè để làm.

“Nhờ nắm vững kiến thức nên tất cả các kỳ thi em đều rất tự tin. Em nghĩ tự tin cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định kết quả của kỳ thi”, Trí nói.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm