| Hotline: 0983.970.780

Thu tiền tỷ mỗi năm từ sản xuất giống nhãn hiệu độc quyền 'Mít Ba Láng không hạt'

Thứ Năm 16/03/2017 , 07:40 (GMT+7)

Ông Trần Minh Mẫn ở khu vực 2, phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP Cần Thơ đã trên 60 tuổi nhưng lúc nào cũng cần cù, sáng tạo, luôn tìm những giống mới, lạ, chất lượng cao và mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từ năm 2010 đến nay ông đã sản xuất cây giống bán đi khắp cả nước, kể cả một số Việt kiều ở Thái Lan, Campuchia cũng đăng ký mua.

14-31-56_1-nong-dn-trn-minh-mn-v-cy-mit-b-lng-khong-ht-du-dong

Ông Trần Minh Mẫn và cây mít Ba Láng không hạt đầu dòng
 

Kể từ khi “bén duyên” với giống mít không hạt (hạt lép), ông đã tích cực nhân giống cây trồng, mở rộng diện tích vườn và tham gia nhiều hội thi. Năm 2010 ông đã đạt giải lạ, hiếm với sản phẩm "Mít không hạt" tại hội thi Trái ngon - an toàn Nam bộ lần 2 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Từ niềm vui phấn khởi đó, ông đã mày mò nghiên cứu, học hỏi về kỹ thuật nhân giống thành công giống mít không hạt bằng phương pháp ghép mắt và đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền “Mít Ba Láng không hạt”.

Từ ngày phát hiện ra giống mít quý hiếm có nguồn gốc từ Myanmar, ngày đêm ông canh cánh bên lòng, phải làm gì để nhân giống ra thật nhiều giúp bà con nông dân làm giàu trên mảnh đất của mình. Vườn nhà ông hiện có 70 cây mít đầu dòng đang cho trái, mỗi năm thu hoạch trên 5 tấn trái, bán cho các siêu thị với giá 50.000đ/kg (cao gấp 2 - 3 lần mít thường). Hiện nay, ngoài bán mít trái, ông đều dành hết thời gian và công sức để đầu tư cho cây giống.

Ông cho biết từ năm 2010 đến nay ông đã sản xuất cây giống bán đi khắp cả nước, kể cả một số Việt kiều ở Thái Lan, Campuchia cũng đăng ký mua. Từ đầu năm 2016 đến nay, lượng khách hàng ngày càng đông, mặc dù ông đã xuất ra khoảng 50.000 cây với giá 30.000đ/cây nhưng vẫn không đủ cung ứng. Với tiềm năng như thế, mỗi năm ông có thể thu về hàng tỷ đồng từ tiền bán cây giống.

Về phương thức giao dịch mua bán, đối với khách hàng ở xa, sau khi hợp đồng giá cả xong, người đặt hàng chỉ cần gửi tiền qua tài khoản là ông sẽ chuyển cây đến tận nhà. Ngoài cung cấp cây giống ông còn có tài liệu hướng dẫn kỹ thuật do PGS.TS Trần Văn Hậu, ĐH Cần Thơ làm chủ nhiệm đề tài. Bằng kiến thức của một người trồng cây ăn trái lâu năm, ông đã đúc kết được kinh nghiệm quý báu: Đối với các tỉnh phía Bắc nên xuống giống mít vào cuối mùa rét và phía Nam thì nên xuống giống sau khi dứt mưa. Như thế cây mới phát triển tốt.

Là một nông dân say mê khoa học lại làm ăn có uy tín nên ông đã đoạt Giải II Hội thi Sáng tạo kỹ thuật T.p Cần Thơ 2010 - 2011 và Bằng khen của BCH Liên đoàn Lao động Tp. Cần Thơ về phương pháp ghép mắt từ giống mít lạ để tạo giống Mít Ba Láng không hạt.

Từ thành quả đã gặt hái, kể từ năm 2016 ông Mẫn đã dành riêng một số cây mít khỏe mạnh đầu dòng để chăm sóc đặc biệt làm giống ghép, tạo ra thế hệ F1, đó là những cây giống được các nhà vườn đánh giá là cây có chất lượng cao nhất.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất