| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng kết luận điều chỉnh Quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất

Thứ Ba 17/04/2018 , 13:10 (GMT+7)

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phương án điều chỉnh Quy hoạch mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý lựa chọn phương án do Công ty Tư vấn ADP-I đề xuất, cụ thể là thực hiện việc điều chỉnh Quy hoạch mở rộng, đầu tư và xây dựng mới một nhà ga hành khách hiện đại, đồng bộ và đạt tiêu chuẩn quốc tế tại khu vực phía Nam để đáp ứng yêu cầu phục vụ đạt 20 triệu hành khách/năm, nâng công suất khai thác của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không, bảo đảm tối thiểu đạt 50 triệu hành khách/năm; đồng thời, chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà ga hàng hóa, sân đỗ tàu bay, khu bảo dưỡng phương tiện, thiết bị và các công trình phục vụ cho hoạt động hàng không tại khu vực phía Bắc Cảng hàng không - Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (nơi có vị trí sân golf hiện tại).

Phương án nêu trên đáp ứng được các yêu cầu về tiến độ đầu tư và xây dựng, giải quyết sự quá tải trong giao thông vận tải hàng không, sử dụng hiệu quả quỹ đất và giảm chi phí đầu tư; bảo đảm an toàn, an ninh theo quy định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).

Để sớm triển khai phương án điều chỉnh Quy hoạch mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Công ty Tư vấn ADP-I tiếp tục phối hợp với Công ty Tư vấn ADCC hoàn thiện phương án điều chỉnh quy hoạch, bảo đảm hiệu quả cao nhất, đặc biệt là việc sử dụng đất cả về phía Nam và phía Bắc; đồng thời, phối hợp UBND Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu, tính toán tổng thể, đề xuất các giải pháp khả thi nhằm giảm ùn tắc giao thông tại khu vực bên ngoài Cảng hàng không - Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, hoàn thiện hồ sơ pháp lý để Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mở rộng Cảng hàng không quốc tế và các Quy hoạch liên quan tại khu vực Cảng hàng không - Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, các Dự án đầu tư mở rộng… đề xuất phương án và nguồn vốn đầu tư, các cơ chế, chính sách để khởi công dự án trong thời gian sớm nhất; xác định cụ thể lộ trình triển khai chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà ga hàng hóa, sân đỗ tàu bay, khu bảo dưỡng phương tiện, thiết bị và các công trình bảo đảm cho hoạt động hàng không tại khu vực phía Bắc (nơi có vị trí sân golf hiện tại) theo đúng quy định pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan điều chỉnh Quy hoạch hạ tầng giao thông kết nối và các quy hoạch liên quan tại khu vực này, bảo đảm đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất theo đúng quy định pháp luật; đồng thời, triển khai các giải pháp chống ùn tắc giao thông tại khu vực Cảng hàng không - Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và khu vực lân cận.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan rà soát quy hoạch và việc sử dụng đất quốc phòng tại khu vực Cảng hàng không - Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, bố trí lại doanh trại của các đơn vị quân đội để thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc phòng; ưu tiên, dành quỹ đất cho phát triển giao thông vận tải hàng không, đáp ứng theo yêu cầu mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và các dự án hạ tầng liên quan nhằm giảm ùn tắc giao thông tại khu vực này.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, trong phạm vi chức năng quản lý của mình, chỉ đạo để giải quyết vướng mắc, đáp ứng tiến độ triển khai các dự án trong quy hoạch.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm