| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phân công nhiệm vụ các Phó thủ tướng

Thứ Năm 14/04/2016 , 07:20 (GMT+7)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trực tiếp làm Trưởng ban chỉ đạo nhà nước về biển Đông - hải đảo, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương...

Ngày 13/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định về việc phân công công tác của Thủ tướng và các Phó thủ tướng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, sẽ lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.

Ông sẽ trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước và các vùng; Chiến lược, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ; Chi ngân sách, sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước, Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ dự trữ ngoại hối và các quỹ khác của Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ; kế hoạch cung ứng tiền hàng năm.

Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu; Chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại; Công tác xây dựng thể chế, tổ chức bộ máy và công tác cán bộ; địa giới hành chính nhà nước; phát triển nông nghiệp, nông thôn; những vấn đề chung về công tác dân tộc, tôn giáo và thi đua, khen thưởng; Quan hệ phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan Đảng, Quốc hội...

Thủ tướng sẽ theo dõi và chỉ đạo các bộ ngành: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; trực tiếp làm Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước về biển Đông - hải đảo, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục, Chủ tịch một số Hội đồng, Ủy ban quốc gia và trưởng một số ban chỉ đạo khác.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình làm nhiệm vụ Phó bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, giúp Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực: Cải cách hành chính; Phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; Phòng chống tham nhũng; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; Phòng chống tội phạm; Đặc xá; Cải cách tư pháp; Xử lý các vấn đề thường xuyên về công tác dân tộc, tôn giáo và thi đua khen thưởng; Phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Phó thủ tướng Bình cũng sẽ giúp Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo các bộ ngành: Nội vụ, Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ông Bình làm nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Trưởng ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tội phạm.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Ủy viên Ban cán sự Đảng Chính phủ sẽ giúp Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Ngoại giao và quan hệ đối ngoại (bao gồm đối ngoại Đảng, Nhà nước và nhân dân); Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ phi Chính phủ; Hội nhập quốc tế; theo dõi, chỉ đạo đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế song phương, đa phương; Quan hệ với các tổ chức quốc tế và khu vực, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; Công tác biên giới và các vấn đề biển Đông - hải đảo; Công tác người Việt Nam ở nước ngoài; Các vấn đề về nhân quyền.

Ông Phạm Bình Minh sẽ làm Chủ tịch các Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, Trưởng ban chỉ đạo nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền, Trưởng ban chỉ đạo về nhân quyền.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Ủy viên Ban cán sự Đảng Chính phủ sẽ giúp Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo khối kinh tế tổng hợp, bao gồm: Kế hoạch; tài chính, giá cả; tiền tệ ngân hàng; thị trường chứng khoán, các nguồn đầu tư tài chính; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô; Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; Hội nhập kinh tế quốc tế; theo dõi, chỉ đạo đàm phán và thực hiện các Hiệp định kinh tế song phương và đa phương; Chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội; xóa đói giảm nghèo; Phát triển các loại hình doanh nghiệp; Kinh tế hợp tác, hợp tác xã.

Ông Vương Đình Huệ giúp Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo ngành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. Ông Huệ cũng làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Trưởng ban chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhà nước.


Bộ máy Chính phủ với người đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Ủy viên Ban cán sự Đảng Chính phủ giúp Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Giáo dục và đào tạo; Khoa học và công nghệ; Lao động, việc làm và các vấn đề xã hội; Thông tin và truyền thông; Văn hóa, du lịch; thể dục, thể thao; Y tế, dân số, gia đình và trẻ em.

Ông Đam cũng giúp Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo các bộ ngành: Giáo dục; Lao động; Thông tin và Truyền thông; Khoa học và Công nghệ; Y tế; Văn hóa Thể thao và Du lịch; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia TP HCM; Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh; Trưởng ban chỉ đạo nhà nước về du lịch; Trưởng ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm; Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Ủy viên Ban cán sự Đảng Chính phủ có nhiệm vụ giúp Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Công nghiệp, thương mại - xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường; Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI); Chỉ đạo bảo đảm năng lượng và tiết kiệm năng lượng; Các công trình trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo phân cấp của Luật Đầu tư và Luật Đầu tư công; Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; Công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.

Ông Trịnh Đình Dũng giúp Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo các bộ ngành:Công Thương, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra, ông Dũng còn làm Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Trưởng ban chỉ đạo nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí; Trưởng ban chỉ đạo tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; Trưởng ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản.

VnExpress

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm