| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan tuyên bố từ chức

Thứ Sáu 26/08/2011 , 13:45 (GMT+7)

Người kế nhiệm ông Kan sẽ là Thủ tướng thứ 6 của nước Nhật trong vòng 5 năm qua.

Ông Naoto Kan
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan vừa tuyên bố từ chức, để dọn đường cho người kế nhiệm ông sẽ chính thức tiếp quản chiếc ghế nóng từ thứ Hai (29/8) tới. Người kế nhiệm ông Kan sẽ là Thủ tướng thứ 6 của nước Nhật trong vòng 5 năm qua.

Ông Kan, nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản kể từ tháng 6/2010, sẽ tổ chức cuộc họp báo chính thức để thông báo quyết định này vào lúc 18 giờ chiều ngày 26/8 theo giờ địa phương, tức 16 giờ theo giờ Việt Nam.

Việc thay đổi trên có thể giúp cho đảng DPJ, cầm quyền từ năm 2009, đối phó với cơn bão chỉ trích về những chỉ đạo sai lầm của ông Kan trong trận siêu động đất - sóng thần hôm 11/3, dẫn tới cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ ở Fukushima.

Theo Kyodo News thì chiếc ghế Thủ tướng sẽ là cuộc cạnh tranh giữa các lãnh đạo của DPJ, gồm cựu Bộ trưởng Ngoại giao Seiji Maehara - người đang giành được đa số phiếu ủng hộ trong các cuộc trưng cầu mới nhất, cùng Bộ trưởng Tài chính Yoshihiko Noda, cựu Bộ trưởng Môi trường Sakihito Ozawa, Bộ trưởng Nông nghiệp Michihiko Kano, Bộ trưởng Kinh tế Banri Kaieda.

Trước đó, Hạ viện Nhật Bản ngày 26/8 đã thông qua hai dự luật cần thiết để dọn đường cho Thủ tướng Naoto Kan từ chức sau nhiều tháng xảy ra tranh cãi giữa các nghị sỹ đảng cầm quyền và các nghị sỹ phe đối lập.

Hai dự luật trên có một dự luật cho phép chính phủ phát hành trái phiếu để bù đắp thâm hụt trong tài khóa 2011 và dự luật còn lại tập trung vào việc tăng cường sử dụng năng lượng tái sinh.

Người kế nhiệm ông Kan, ngoài việc phải giải quyết những hậu quả nặng nề của thảm họa hôm 11/3 thì còn phải đối mặt với nhiều khó khăn khác, mà mới nhất là việc Nhật bị hãng đánh giá tín nhiệm tín dụng Moody's hạ mức tín nhiệm từ AA3 xuống còn AA2.

Moody's cho biết quyết định hạ mức tín nhiệm của Nhật Bản là do khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ và khoản nợ công ngày một gia tăng của Chính phủ Nhật Bản kể từ cuộc suy thoái toàn cầu năm 2009.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hài lòng của dân là tiêu chí số 1 khi đánh giá chính quyền thân thiện

BẮC GIANG Trong 7 nhóm tiêu chí đánh giá chính quyền thân thiện cấp xã, theo Quyết định số 710/QĐ-UBND, mức độ hài lòng của cán bộ, công chức và người dân được tính 20/100 điểm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm