| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng Shinzo Abe được cảnh báo về "nô lệ tình dục"

Thứ Sáu 22/02/2013 , 09:31 (GMT+7)

2 ngày trước chuyến thăm Nhà Trắng, hai nghị sĩ Mỹ đã cảnh báo ông Abe không nên xem xét lại lời xin lỗi mà nước này từng đưa ra liên quan tới việc quân đội nước này đã cưỡng ép nhiều người phụ nữ ở châu Á làm nô lệ tình dục trong Thế chiến thứ hai

Hai nghị sĩ Mỹ ngày 20/2 đã cảnh báo Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe không nên xem xét lại lời xin lỗi mà nước này từng đưa ra liên quan tới việc quân đội nước này đã cưỡng ép nhiều người phụ nữ ở châu Á làm nô lệ tình dục trong Thế chiến thứ hai, nói rằng việc này có thể ảnh hưởng tới quan hệ giữa các đồng minh.


Các phụ nữ Hàn Quốc từng bị ép buộc làm nô lệ tình dục thời Thế chiến II biểu tình đòi Nhật phải xin lỗi. (Nguồn: AFP)

Các nghị sĩ đã nêu vấn đề này khoảng 2 ngày trước một cuộc viếng thăm của ông Abe tới Nhà Trắng.

Hạ nghị sĩ Mike Honda, người lãnh đạo một nghị quyết của Hạ viện hồi năm 2007 trong đó gây sức ép buộc Nhật Bản giải quyết vấn đề nô lệ tình dục thời chiến tranh, và Hạ nghị sĩ Steve Israel, đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về thái độ của chính quyền Abe.

Trong một lá thư, hai nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ viết rằng nếu Nhật Bản xem xét lại một lời xin lỗi đưa ra hồi năm 1993, việc làm này "sẽ có tác động lớn tới quan hệ Mỹ - Nhật và có thể gây các căng thẳng không cần thiết với nhiều nước láng giềng".

Các sử gia cho biết có khoảng 200.000 người "phụ nữ mua vui" từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines và những nơi khác đã bị cưỡng ép phục vụ quân Nhật. Vấn đề này hiện vẫn gây căng thẳng đặc biệt trong quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong một thông báo đưa ra hồi năm 1993, Nhật Bản đã đưa ra "lời xin lỗi chân thành" vì "những đau thương không thể đo đếm được" mà họ đã gây ra với những người "phụ nữ mua vui".

Hai năm sau, Nhật Bản lại đưa ra một lời xin lỗi bày tỏ "sự hối tiếc sâu sắc" vì đã gây đau thương trong chiến tranh.

Abe, người có ông nội là một bộ trưởng trong nội các thời chiến tranh, đã gây tranh cãi trong thời gian nắm quyền Thủ tướng hồi năm 2006 - 2007, khi có những phát ngôn về phụ nữ mua vui. Sau khi rời nhiệm sở, ông cũng kêu gọi việc xem xét lại những lời xin lỗi.

Lời xin lỗi đưa ra hồi năm 1993 bị một số nhân vật bảo thủ phản đối mạnh mẽ. Họ nói rằng Nhật Bản không ép buộc những người phụ nữ tham gia đạo quân mua vui.

Kể từ khi trở lại nhiệm sở hồi tháng 12 năm ngoái, Abe nói rằng ông đã lên kế hoạch đưa ra một tuyên bố mới "hướng về tương lai" liên quan tới vấn đề Thế chiến thứ hai.

Ông đã từ chối bình luận về lời xin lỗi quanh vấn đề phụ nữ mua vui, nói rằng nó không nằm dưới tầm kiểm soát của ông bởi thực tế lời xin lỗi năm 1993 do Chánh văn phòng Nội các khi đó là Yohei Kono đưa ra.

Honda, người bị giam cầm trong Thế chiến thứ hai do gốc gác Nhật Bản của ông, tuyên bố rằng nhiều người "phụ nữ mua vui" trước đây nay đã già đi vẫn đang mòn mỏi chờ một lời xin lỗi phù hợp từ phía Nhật Bản.

"Chính quyền là một tổ chức sống vẫn còn thở và phải có trách nhiệm với quá khứ, hiện tại và tương lai của nó" - Honda nói - "Là người bị nhốt vào một trại giam khi còn là đứa trẻ sơ sinh trong Thế chiến thứ hai, tôi biết rằng sự hòa giải thông qua các hành động của chính quyền, qua việc nhận lỗi, mới thực sự có giá trị bền vững".

(Vietnam+)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.