| Hotline: 0983.970.780

Thú y Hà Nội, một năm thành công

Thứ Ba 13/01/2015 , 09:49 (GMT+7)

Hà Nội có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn nhất cả nước. Thống kê đến giữa năm 2014, đàn trâu bò của TP đạt 150.801 con; lợn 1.566.368 con; chó, mèo 453.564 con; gia cầm 20.507.599 con.

Tuy nhiên chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư vẫn chiếm khoảng 60%.

Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật của người dân Thủ đô trung bình 800 - 1.000 tấn/ ngày, trong khi Hà Nội chỉ tự cung cấp được 60 - 65%, còn lại phải nhập từ các tỉnh khác và một phần nhập khẩu trong điều kiện việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật còn hạn chế.

Việc giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trong khu dân cư không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm gây khó khăn trong công tác kiểm soát thú y.

Hiện tượng vận chuyển, buôn bán gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch vẫn diễn ra phức tạp.

Tuy nhiên, trong năm 2014 được sự quan tâm chỉ đạo của UBND TP Hà Nội và trực tiếp là Sở NN-PTNT, cùng với quyết tâm của toàn thể CBCNV Chi cục, Chi cục Thú y Hà Nội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý Nhà nước về công tác thú y.

Công tác tham mưu

Chi cục đã chủ động tham mưu với Sở NN-PTNT, UBND TP, cụ thể hoá các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN-PTNT, ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, ATVSTP.

Kịp thời đề xuất kiện toàn bộ máy tổ chức Chi cục để nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống, xây dựng đề án về Ban Thú y xã, phường, thị trấn, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống thú y cơ sở.

Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất, bước đầu đã thực hiện báo cáo qua mạng internet.

Thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền các chủ trương chính sách của Chính phủ, của UBND TP, các văn bản hướng dẫn về chuyên môn, đặc biệt là các biện pháp phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm để nâng cao ý thức cộng đồng.

Công tác chỉ đạo

Chỉ đạo các Trạm Thú y chủ động tham mưu giúp UBND quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch công tác thú y năm 2014 và các văn bản hướng dẫn các xã, phường, thị trấn, các ngành liên quan tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch gia súc, gia cầm; kiểm soát ATVSTP trên địa bàn.

Hướng dẫn việc thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Kế hoạch tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn vật nuôi cùng với việc phân bổ vắc xin, hóa chất của TP hỗ trợ cho các đơn vị trực thuộc.

Huy động các nguồn lực để tổ chức tập huấn cho lực lượng thú y xã, phường, thị trấn, thú y viên thôn bản; các hộ chăn nuôi quy mô lớn để nâng cao kiến thức và ý thức phòng chống dịch.

Phối hợp với các ban ngành liên quan thanh tra, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch - kiểm soát giết mổ tại cơ sở.

Duy trì chế độ thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất với Sở NN-PTNT, UBND TP, đồng thời đề xuất các giải pháp để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm hiệu quả.

Chủ động chuẩn bị đầy đủ vật tư phương tiện kỹ thuật (bơm tiêm, bảo hộ lao động, thuốc sát trùng, kinh phí...) phục vụ công tác phòng chống dịch và sẵn sàng ứng phó khi dịch xảy ra.

Công tác chuyên môn

Về tình hình dịch bệnh, trong năm 2014 (tính đến ngày 11/12/2014), theo Cục Thú y, cả nước không có tỉnh nào công bố dịch tai xanh ở lợn. Tuy nhiên đối với dịch LMLM gia súc, dịch cúm gia cầm vẫn diễn biến phức tạp.

Trên địa bàn Hà Nội, dịch bệnh cơ bản ổn định. Năm 2014, Hà Nội không xảy ra dịch tai xanh ở lợn dịch, LMLM gia súc, cúm gia cầm. Tuy nhiên có một số trường hợp chết người do chó nghi dại cắn.

Về công tác tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm năm 2014 đạt kết quả khá. Một số chỉ tiêu vượt kế hoạch như tiêm vắc xin LMLM lợn đạt 130%, cúm gia cầm đạt 108%.

Việc triển khai tiêm phòng đúng kế hoạch và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật; đã chủ động cung ứng vắc xin để triển khai tiêm phòng ngay từ đầu năm, hàng tháng tổ chức tiêm phòng bổ sung. Ngoài ra các quận, huyện, thị xã còn chủ động khuyến cáo người dân tự mua vắc xin tiêm phòng.

Về công tác giám sát dịch bệnh, Chi cục Thú y đã ra văn bản chỉ đạo các Trạm Thú y huyện, thị xã chỉ đạo Ban Thú y giám sát dịch bệnh đến tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi để kịp thời phát hiện và xử lý dịch bệnh.

Ngoài việc giám sát lâm sàng, Chi cục xây dựng kế hoạch, hướng dẫn triển khai thực hiện việc lấy mẫu giám sát sự lưu hành của vi rút cúm.

Về việc xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, trong năm 2014 đã xây dựng mới và gia hạn được 27 lượt cơ sở. Trong đó xây dựng mới được 6 cơ sở, gia hạn 21 lượt cơ sở. Thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng.

Trong công tác tập huấn, Chi cục đã chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các huyện tổ chức giao ban, tập huấn cho Trưởng thú y xã và thú y viên của 19 huyện, thị xã để nâng cao năng lực mạng lưới thú y cơ sở.

Đã triển khai tổ chức, giám sát 164 lớp tập huấn tập trung về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cho cán bộ thú y cơ sở và các cơ sở chăn nuôi.

Chi cục tiến hành thường xuyên hoạt động kiểm dịch động vật - kiểm soát giết mổ- vệ sinh thú y tại các cơ sơ kinh doanh, giết mổ, các chốt kiểm dịch liên ngành trên toàn thành phố...

Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác kiểm dịch, đặc biệt là ngăn chặn và xử lý gia cầm nhập lậu có hiệu quả, đến nay cơ bản đã chấm dứt được tình trạng gia cầm nhập lậu, gia cầm không rõ nguồn gốc tràn lan như trước đây.

Về tổ chức, đến nay Hà Nội đã kiện toàn cán bộ Ban Chăn nuôi, thú y xã, phường, thị trấn. Cụ thể, đến 31/12/2014 có:

- 554/584 xã phường, thị trấn đã có nhân viên kỹ thuật chăn nuôi thú y, còn thiếu 30 đơn vị;

- 2.439/2.720 thôn bản đã có thú y viên, còn thiếu 281 thôn bản chưa có thú y viên.

 

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.