| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên - Huế: Chất lượng công trình đã kém còn chậm

Thứ Bảy 30/07/2011 , 15:52 (GMT+7)

Dự án thủy lợi Tây Nam Hương Trà được triển khai mang lại nhiều mơ ước cho bà con nông dân và chính quyền địa phương các xã vùng Tây nam huyện Hương Trà...

Dự án thủy lợi Tây Nam Hương Trà được triển khai mang lại nhiều mơ ước cho bà con nông dân và chính quyền địa phương các xã vùng Tây nam huyện Hương Trà. Thế nhưng, cho đến nay, nhiều hạng mục của công trình không chỉ không đảm bảo chất lượng mà còn chậm tiến độ trong việc giải phóng mặt bằng, đền bù cho dân.

Kém chất lượng

Hàng nghìn hộ dân của bảy xã nằm dọc tuyến đường liên thôn nối với đường 12B và QL1A nơi có hói Bảy Xã đi qua rất bức xúc và lo lắng cho công trình thủy lợi vốn mang lại nhiều niềm hy vọng cho SX nông nghiệp của họ. Hói Bảy Xã bắt nguồn từ sông Hương đi qua 7 xã của huyện Hương Trà với chiều dài hơn 12km. Là công trình có ý nghĩa quang trọng trong việc tưới tiêu cho hàng trăm ha đất nông nghiệp của người dân địa phương, vậy nhưng, chứng kiến quá trình thi công, cũng như chất lượng công trình, nhiều hộ dân đã bức xúc phản ánh lên Ban đầu tư xây dựng NN-PTNT Thừa Thiên- Huế. Theo nghi nhận của chúng tôi, mặc dù hói Bảy Xã được nâng cấp làm công trình thủy lợi nhưng hai bên bờ hói không được xây dựng kè mà chỉ lát bê tông M150 với 6 tấm, chiều cao 1,22m. Các tấm lát bê tông không được đúc bằng cốt sắt, giữa các tấm lát không có các cấu kiện bằng sắt móc nối. Chưa đến mùa mưa lũ nhưng nhiều đoạn hói thi công xong đã bị mưa xói mòn làm “hỏng lưng”, sụt lún hàng chục mét rất nghiêm trọng. Phía trên các tấm lát bê tông được đúc đường giằng không cốt thép, rất dễ bị lún nứt, gãy đỗ khi kết cấu địa chất thay đổi. Nhiều điểm sụt lún vừa được khắc phục kiểu “chắp vá” vừa tốn kém, vừa không đảm bảo chất lượng công trình. Tại thôn An Hòa, An Lưu (xã Hương An) nhiều đoạn bờ hói vừa được lát tấm bê tông, chỉ sau trận mưa nhỏ đã bị “hỏng lưng” lún sâu vào trong, nứt nẻ nhiều đoạn. Đây là đoạn bờ hói do Cty Phúc Thịnh thi công.

Liên quan đến việc đóng cừ tre, theo thiết kế, cừ tre dài 1,5m, đường kính tối thiểu 6cm, thế nhưng, nhiều đơn vị thi công sử dụng cừ tre không đảm bảo kích thước. Thông thường, cừ tre được đóng sâu, làm móng vững chắc cho những tấm lát bê tông phía bên trên. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì, nhiều tuyến hói đơn vị thi công lại “khoan lỗ” rồi đặt cừ tre xuống. Ông Hà Văn Trường- một người dân ở thôn Phú Hồ, xã Hương Chữ lo lắng: “Tui sống bên bờ hói mấy chục năm rồi, vào mùa mưa lũ nước chảy xiết lắm. Thi công kiểu “đồ chơi” ni thi chưa tới mùa mưa đã hỏng. Nhiều lần người dân địa phương chúng tôi đã phản ánh lên Ban đầu tư và yêu cầu đơn vị thi công đóng lại cọc tre, nhưng cũng chỉ làm theo kiểu chắp vá thôi, về lâu dài không đảm bảo được.” Tại mặt đập của hồ Khe Ngang- một hạng mục quan trọng thuộc công trình Tây Nam Hương Trà cũng bị nứt, lún, ảnh hưởng đến chất lượng của đập.

Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Quang Vinh- Giám đốc Ban đầu tư xây dựng NN-PTNT TT- Huế thừa nhận: “Chúng tôi chỉ làm theo thiết kế thôi. Tại một số điểm ở Hói Bảy xã vừa thi công xong đã sụt lún gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình, chúng tôi đã yêu cầu phía đơn vị thi công sửa chữa lại. Việc đóng cọc cừ tre, vừa qua, Cty Phúc Thịnh đóng sai quy trình, chúng tôi đã yêu cầu nhổ 500 cọc tre tại xã Hương An để đóng lại cho đảm bảo chất lượng”. Ông Vinh cho biết thêm, cái khó của việc thi công tuyến hói Bảy Xã là ở chỗ, theo dự kiến ban đầu, cứ 50m sẽ ngăn nước, đảm bảo hai bên bờ khô ráo để thi công. Tuy nhiên, phương án không khả thi bởi nếu ngăn nước bà con sản xuất nông nghiệp hai bên bờ sẽ không có nước tưới, người dân phản ứng nên đành thi công dưới nước. Năm nay khoảng cách giữa hai vụ mùa ĐX và HT quá ngắn nên không thể triển khai phương án xây dựng công trình như dự kiến được.

Chậm tiến độ

Dự án Tây Nam Hương Trà là một trong những công trình phục vụ SX nông nghiệp trong điểm của tỉnh TT- Huế, bao gồm các công trình: Hồ chứa nước Khe Ngang, hồ chứa nước Thọ Sơn, công trình tiêu Ba Xã, hói Năm Xã và hói Bảy Xã. Đảm bảo tưới chủ động cho 2.127 ha lúa 2 vụ, 1040 ha hoa màu và cây công nghiệp. Đảm bảo tiêu tự chảy cho 2.575 ha, tiêu bằng động lực cho 255 ha và ngăn lũ tiểu mãn cho 460 ha trong khu vực dự án. Tổng mức đầu tư của công trình là 289 tỷ đồng.

UBND tỉnh TT- Huế đã có công văn yêu cầu đẩy nhanh công tác đền bù giải phóng mặt bằng tại Dự án thủy lợi Tây Nam Hương Trà. Theo đó, các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn tất các thủ tục về công tác đền bù giải phóng mặt bằng của các gói thầu, hạng mục công trình, yêu cầu hoàn thành bàn giao mặt bằng các gói thầu chậm trễ trước ngày 15/7 để triển khai thi công theo tiến độ đã cam kết. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, nhiều hạng mục của công trình thủy lợi Tây Nam Hương Trà công tác giải phóng mặt bằng, đền bù cho dân vẫn dậm chân tại chỗ. Tại hói Bảy Xã, các tuyến hói đi qua các xã Hương Toàn, Hương Chữ… vẫn còn ngổn ngang tre pheo. Chỉ tính riêng tại xã Hương Toàn, còn 1.5km hai bên tuyến hói chưa giải phóng mặt bằng. “Mặc dù dự án triển khai đã lâu nhưng đến nay nhiều hộ dân chúng tôi vẫn chưa nhận được tiền đền bù đất. Chúng tôi muốn ổn định làm ăn, sản xuất chứ cứ xáo trộn mãi, công trình phục vụ SX thì chưa đưa vào sử dụng nên gây khó khăn cho những hộ dân làm nông nghiệp như chúng tôi”- một hộ dân ở xã Hương Chữ, nói.

Theo Ban đầu tư xây dựng NN-PTNT TT- Huế, tính đến thời điểm hiện tại, tiền đền bù về hoa màu, cây cối tài sản trên đất cho người dân sống dọc theo hói Bảy Xã đã đạt 95%, số còn lại chưa đền bù tập trung ở xã Hương Toàn. Còn tiền đền bù đất cho người dân vẫn chưa triển khai được nên không thể hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng báo cáo UBND tỉnh TT- Huế như chỉ đạo. “Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng chỉ có 3 người, nhân lực mỏng, chúng tôi phải cử thêm cán bộ bên Ban đầu tư qua nhưng vẫn không kịp. Trong khi đó, việc kiểm kê, đo đạc thẩm định đất rất mất thời gian mặc dù chúng tôi đã đốc thúc rất nhiều lần”- ông Vinh thanh minh.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm