| Hotline: 0983.970.780

Thức ăn thủy sản- tăng giá, giảm chất

Thứ Ba 18/05/2010 , 10:16 (GMT+7)

Nuôi cá tra được xem là ngành mũi nhọn ở ĐBSCL. Tuy nhiên, thời gian gần đây diện tích vùng nuôi giảm tới 30% do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thức ăn tăng về lượng nhưng lại giảm chất.

Nuôi cá tra được xem là ngành mũi nhọn ở ĐBSCL. Tuy nhiên, thời gian gần đây diện tích vùng nuôi giảm tới 30% do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thức ăn tăng về lượng nhưng lại giảm chất.

Giá thành 17.000 đồng, bán 16.200 đồng

Ông Lê Văn Lực, người làm nghề ươm cá giống ở phường Núi Sam, Châu Đốc cho biết, một số thương hiệu thức ăn đã từng bị Thanh tra sở NN-PTNN An Giang đưa vào danh sách "đen"

Về vùng nuôi cá tra ở An Giang, bà Trương Thị Đẹp, người có sản lượng nuôi cá khá lớn tại xã Quốc Thái, huyện An Phú (An Giang) than thở: Giá thức ăn hiện nay tăng cao quá, trung bình từ 8.500 - 9.300 đồng/kg. Bình quân, 1,6 kg thức ăn mới có được 1 kg cá tra thương phẩm.

Nếu trừ đi các khoản chi phí như con giống, tiền lãi ngân hàng, tiền thuê mướn nhân công, tiền điện, nước thì giá thành cá thương phẩm trên 17.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá cá thương phẩm mà DN mua vào hiện nay mới chỉ 16.200 đồng/kg, người nuôi cá cầm chắc là thua lỗ.

Bà Đẹp cho biết thêm, ngoài các khoản chi phí trên thì việc thức ăn có dấu hiệu kém chất lượng dẫn đến thời gian nuôi kéo dài là nguyên nhân làm cho giá thành chăn nuôi tăng cao. Cụ thể so với cùng thời điểm này năm trước, nếu thức ăn đảm bảo chất lượng thì trong vòng 4 tháng là có thể cất bè cân cá cho lái. Nhưng hiện giờ cá đã ngót 2 tháng nuôi mà trọng lượng thì chỉ đạt khoảng 300 gram/con (bình thường 500 gram/con). Do đó sẽ mất thêm ít nhất là một tháng nuôi thì cá mới đúng cỡ để bán. Và cứ một tháng phải tốn thêm 2,5 tấn thức ăn với số tiền trên 200 triệu đồng.

Theo một số hộ nuôi cá tra cho biết, trước đây khi mua thức ăn về cho vào thau rồi rưới nước trộn đều thì bột trở nên dẻo dai và có thể vắt lại thành viên, cục rất dễ cho cá ăn. Còn bây giờ không hiểu sao mà thức ăn bị thấm nước thì trở nên rời không vắt lại được. Chính vì thế nhiều người nuôi cá đã chuyển sang cho cá ăn bằng thức ăn tự chế, cá thích ăn và thấy mau lớn hơn.

Ông Nguyễn Thành Vọng, một người nuôi trên 300 tấn cá tra hầm tại Vĩnh Tế, TX Châu Đốc (An Giang) cho biết, trại nuôi cá của ông cũng sử dụng thức ăn công nghiệp của một vài DN. Tuy nhiên, gần đây thấy giá cả thức ăn ngày càng tăng mà cá lại chậm lớn. Đơn cử cách đây hai vụ, thay vì đến lúc thu hoạch cá đạt 300 tấn như mọi năm, ai ngờ khi kéo cá đem lên cân chỉ đạt từ 160 tấn – 180 tấn. Cá chậm lớn cộng với hao hụt và các chi phí khác thì lỗ nặng. Do đó năm nay ông quyết định thuê mướn nhân công và trang bị máy tự chế biến thức ăn cho cá tra.

Theo ông Vọng, thức ăn tự chế chỉ tốn công nhưng bù lại giá rẻ hơn khoảng 2.000 – 3.000 đ/kg, mỗi tấn thức ăn cũng tiết kiệm 2-3 triệu đồng. Vả lại mình có thể kiểm soát được lượng đạm và sự tăng trưởng của cá. Hiện tại cũng có một số DN chế biến thức ăn thủy sản cử người đến chào hàng nhưng ông dứt khoác từ chối.

Ông Nguyễn Hữu Nguyên, một đại gia nuôi cá ở xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú (An Giang) cho biết: Giá thức ăn năm nay cao quá, để có được 1 kg cá thành phẩm bán cho DN chế biến xuất khẩu thì phải cần từ 1,6- 1,8 kg thức ăn tùy theo môi trường nuôi. Nếu tính hết các khoản chi phí thì giá cá thành phẩm phải trên 17.000 đồng/kg thì người nuôi mới mong duy trì nổi nghề. Các DN chế biến thức ăn hạch toán có lãi trên mỗi kg thức ăn bán cho ngư dân, còn DN xuất khẩu cũng tính toán mua cá có lợi nhất cho mình. Đó là một nghịch lí hiện nay.

Theo Thanh tra Sở NN-TNN An Giang: Toàn tỉnh có gần 300 cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, thức ăn thủy sản. Từ tháng 7/2009 đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đã phát hiện và xử phạt hành chính hơn 20 DN, đại lí kinh doanh sản phẩm thức ăn thủy sản kém chất lượng với số tiền trên 100 triệu đồng. Các Cty có tên trong danh sách này bị phạt gồm: Cty Grobest, Cty CP Việt Pháp - Proconco, Cty Thuốc thú y Lê Trung, Cty Liên doanh dinh dưỡng thủy sản Quốc tế, Cty TNHH Dinh dưỡng Châu Âu, Cty TNHH Giang Châu, Cty CP Thức ăn chăn nuôi Sao Mai, Cty TNHH O.T.A.H, Cty TNHH Thức ăn chăn nuôi và phân bón Thành Đạt, Cty TNHH Newhope và 9 đại lí, cửa hàng phân phối cùng một số Cty, đại lí, cửa hàng phân phối mới phát sinh từ đầu năm đến nay.

Đáng lo ngại là các mẫu thức ăn thủy sản luôn có độ đạm thấp hơn mức công bố từ 2- 5%. Ngành chức năng còn phát hiện nhiều nhãn hiệu thuốc chưa được cấp phép bày bán tràn lan trên thị trường. Nhiều đại lí còn mua thuốc trị bệnh cho cá không rõ nguồn gốc và chia nhỏ để bán cho người chăn nuôi. Theo ghi nhận của chúng tôi thì số lượng thuốc trị bệnh cho cá chủ yếu hàng của Thái Lan với giá cả rất hấp dẫn.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm