| Hotline: 0983.970.780

Thực chất của 'quái chiêu' hỗ trợ vay tiền mua nhà

Thứ Năm 06/09/2012 , 08:13 (GMT+7)

Dự án tiến độ rùa bò vì thiếu vốn, kiện tụng, khiếu nại ầm ĩ nhưng lại có thể hỗ trợ tới 70, thậm chí là 80% giá trị căn hộ cho khách hàng mua nhà...

Nợ xấu thì đứng đầu bảng, dự án tiến độ rùa bò vì thiếu vốn, kiện tụng, khiếu nại ầm ĩ nhưng lại có thể hỗ trợ tới 70, thậm chí là 80% giá trị căn hộ cho khách hàng mua nhà, thị trường đang “rúng động” với “chiêu thức” mới của doanh nghiệp bất động sản (BĐS).


BĐS sẽ còn khó khăn khi mà người tiêu dùng vẫn giữ tâm lý e dè, lạnh nhạt!

Nhu cầu nhà ở của người dân vẫn là rất lớn nhưng BĐS vẫn ế có thể xem là một nghịch lý trên thị trường BĐS. Và theo lý giải của nhiều chuyên gia thì giá BĐS hiện nay quá cao, vượt xa khả năng tài chính của người dân là rào cản lớn nhất đẩy thị trường BĐS vào tình trạng ế ẩm, đóng băng như hiện nay. Giảm giá là mệnh lệnh của thị trường nhưng giảm giá như thế nào và giảm giá đến mức nào thì vẫn chưa có câu trả lời vì thực tế, nhiều chủ đầu tư đã giảm giá tới 40%, thậm chí là 50% nhưng ế vẫn hoàn ế!

Giá BĐS đã giảm nhưng theo tính toán của nhiều người thì nó vẫn đứng ở mức cao. 16 hay 17 triệu/m2 thì giá một căn hộ 50 – 70m2 cũng lên tới cả tỉ đồng, mà như thế thì xem ra cũng chỉ có một số ít khách hàng có khả năng chi trả.

Thị trường BĐS vẫn chưa tìm được lối thoát khi mà giảm giá kích cầu đã bất thành, hàng loạt các chương trình khuyến mại “khủng” để thu hút khách hàng, hâm nóng thị trường vốn đã đóng băng gần hai năm cũng đã được đưa ra xong chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Lòng tin của khách hàng đối với các chủ đầu tư, các dự án BĐS đã bị tổn thương nghiêm trọng và những nỗ lực trên của các doanh nghiệp BĐS mới chỉ xoa dịu được phần nào nỗi đau đó mà thôi. Khách hàng đã trở lại thị trường đông hơn, đã đến tìm hiểu các dự án BĐS nhiều hơn nhưng cái quan trọng nhất là giao dịch lại rất hạn chế.

Và giờ đây, để tháo gỡ những khó khăn mà thị trường nói chung và doanh nghiệp BĐS nói riêng đang vấp phải, nhiều chương trình, “chiêu thức” mới tiếp tục được đưa ra. Tuy nhiên ấn tượng nhất, “sốc” nhất trong số đó chính là các chương trình “hỗ trợ vay vốn” bởi hầu hết các doanh nghiệp BĐS đều đang phải đối diện với tình trạng đói vốn, thiếu vốn, sản phẩm làm ra không bán được, sức ép từ các khoản vay từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng đang ngày càng lớn.

Doanh nghiệp BĐS lấy đâu ra tiền để hỗ trợ khách hàng khi mà tiền để triển khai, thi công các dự án BĐS còn không có đang là câu hỏi mà rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Và điều mà nhiều người đang nghĩ tới chính là cái “bắt tay” giữa các ngân hàng với các chủ đầu tư hay doanh nghiệp BĐS. Đây hẳn không phải là suy diễn khi mà các đây không lâu, các phương tiện truyền thông đã đề cập rất nhiều đến tình trạng “ế ẩm” của các gói tín dụng hỗ trợ vay vốn mua nhà, sửa chữa nhà, xây dựng,…

Điển hình có thể kể tới gói hỗ trợ trị giá 4.000 tỉ đồng cho khách hàng vay mua nhà với lãi suất 12% của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); gói 2.000 tỉ đồng để cho khách vay kinh doanh, mua, sửa chữa nhà của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)…


Đủ chiêu trò mời mọc nhưng đầu ra các sản phẩm BĐS vẫn rất khó khăn.

Đó là thực tế và giờ đây, sau gần 2 năm ế ẩm, đóng băng, tình trạng khiếu nại, kiện cáo liên quan tới các dự án BĐS thời gian gần đây giường như đang có dấu hiệu gia tăng. Chậm tiến độ, bàn giao nhà không đúng thời hạn,… là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên. Điều đáng nói là vào thời điểm này, không ít doanh nghiệp đã nhìn nhận hiện tượng trên là một tất yếu, là “chuyện thường ở Huyện” và rằng nói mãi rồi cũng chán,…

Thương hiệu và hình ảnh là mấu chốt thành công của mọi doanh nghiệp nhưng giờ đây ngay chính bản thân các doanh nghiệp cũng đã và đang chấp nhận mang cái vốn quý nhất của mình ra đánh cuộc trên thị trường thì thật sự là quá bất ngờ. Lý giải duy nhất và hợp lý nhất cho quyết định trên là vốn. Vì không có vốn nên đành chơi bài “cùn”, vì thiếu vốn nên mới “chai mặt”,…

Nói như vậy để thấy rằng, vào thời điểm này, khi ngân hàng thì đang đối diện với tình trạng “ngâm vốn” ở các dự án BĐS cũng muốn nhanh chóng thu hồi vốn, doanh nghiệp đói vốn nhưng không thể bán được sản phẩm, còn nhu cầu nhà ở dù rất lớn nhưng lại khả năng tài chính có hạn thì các chương trình “hỗ trợ vay vốn” thực chất chỉ là cách biến đổi của các chương trình kích cầu BĐS của ngân hàng và doanh nghiệp BĐS mà thôi.

Ngân hàng có tiền, có các chương trình hỗ trợ mua nhà nhưng không mấy ai vay. Doanh nghiệp thì có nhà, có các sản phẩm BĐS trong tay nhưng không bán được và vẫn phải gánh trên vai những khoản vay khổng lồ từ hệ thống ngân hàng. Vậy nên, các chương trình trên nếu thực hiện thành công thì: Ngân hàng sẽ chuyển được các khoản nợ vốn được nhắc là nợ xấu từ các doanh nghiệp BĐS sang nợ tiêu dùng, rủi ro sẽ thấp hơn; các doanh nghiệp BĐS sẽ giảm tải được áp lực tài chính từ các khoản vay từ ngân hàng và tổ chức tín dụng; còn người dân sẽ có nhà ở.

Tuy nhiên, các chương trình hỗ trợ này thực sự không hấp dẫn như mong muốn bởi ý tưởng thì tốt nhưng những rằng buộc với các khoản vay này không hề đơn giản. 12% hay dù là 9,9% là những mức lãi suất mà một số ngân hàng đã đưa ra cho các chương trình hỗ trợ vay vốn mua nhà tuy thấp nhưng cũng phải thấy rằng khó có người tiêu dùng nào kham nổi. Thu nhập không tăng nhưng áp lực chi tiêu thì đang ngày một tăng thì người dân lấy đâu ra tiền mà thanh toán các khoản lãi hàng tháng để mua nhà.

Qua đó để thấy rằng, các chương trình “hỗ trợ vay vốn” mà nhiều doanh nghiệp BĐS đưa ra thực chất là vay vốn của ngân hàng!

Theo Petrotimes

Xem thêm
Long trọng kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Ngày 17/4, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Bộ NN-PTNT đứng đầu về chỉ số cải cách công vụ

Với số điểm đạt 94,4%, Bộ NN-PTNT đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách chế độ công vụ trong bảng xếp hạng PAR Index 2023.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.