| Hotline: 0983.970.780

Thúc đẩy mạnh mẽ các dự án đầu tư, hợp tác nông nghiệp

Thứ Tư 18/08/2010 , 09:21 (GMT+7)

Hôm qua (17/8), Hội thảo quốc tế Việt Nam – châu Phi lần thứ 2 với chủ đề: “Hợp tác cùng phát triển bền vững” đã chính thức khai mạc tại Hà Nội.

Hôm qua (17/8), Hội thảo quốc tế Việt Nam – châu Phi lần thứ 2 với chủ đề: “Hợp tác cùng phát triển bền vững” đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Nhiều chương trình hợp tác quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Việt Nam-châu Phi đã được đưa ra mổ xẻ.

Hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và các nước châu Phi đã chính thức khởi động từ năm 1996, dựa theo sáng kiến của FAO và CH Pháp về chương trình ANLT đặc biệt cho các nước thiếu lương thực và thu nhập thấp trong khuôn khổ hợp tác Nam - Nam. Kể từ khi ký kết Hiệp định hợp tác đầu tiên với Sê-nê-gan năm 1996 đến nay, Việt Nam đã cử hơn 300 chuyên gia nông nghiệp sang Ma-đa-gax-ca, Cộng hoà Công-gô, Bê-nanh...Từ sau hội thảo quốc tế Việt Nam – châu Phi lần đầu tiên được tổ chức năm 2003, hoạt động hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam- châu Phi đặc biệt được đẩy mạnh.

Việt Nam đã liên tiếp ký các hiệp định hợp tác với Ghinea Conarkry (năm 2008) với sự giúp đỡ của CH Nam Phi, thỏa thuận hợp tác 4 bên với Mali (có sự tham gia của Pháp và FAO). Gần đây nhất, ngày 26/3/2010, với sự giúp đỡ của FAO, Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác Nam-Nam nhằm đảm bảo ANLT cho CH Sát. Theo đó, Việt Nam cam kết cử 15 chuyên gia kỹ thuật sang giúp CH Sát về nông nghiệp. Ngày 11/5/2010, Việt Nam ký thêm Hiệp định 3 bên với CH Na-mi-bi-a hợp tác về ngành thủy sản và cam kết cử 12 chuyên gia cùng 9 kỹ thuật viên sang giúp Na-mi-bi-a phát triển thủy sản.

Thời gian gần đây, Việt Nam cũng đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương với nhiều nước châu Phi như Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, Ai-cập, Li-bi...trong các lĩnh vực XK lúa gạo, phát triển cây cao su, cà phê, điều, rau quả, nuôi trồng thủy sản...Tiêu biểu cho các chương trình hợp tác này, năm 2009 Việt Nam đã đào tạo giúp Mô-dăm-bích 35 sinh viên cùng hàng chục giảng viên ĐH, kỹ thuật viên chuyên ngành nông nghiệp...Tại Xu-đăng, Dăm-bi-a, nhiều chương trình hợp tác chuyển giao kỹ thuật SX lúa gạo, thủy sản cũng đã được ký kết. Nhiều tập đoàn, TCty trực thuộc Bộ NN-PTNT cũng đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác với các nước châu Phi đầu tư khảo sát, hợp tác nhiều dự án về thủy sản.

Hội thảo quốc tế Việt Nam – châu Phi lần thứ 2 được tổ chức từ ngày 17 đến 19/8 gồm một phiên toàn thể và 2 phiên chuyên đề chính về lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, công nghiệp, năng lượng, đầu tư và phát triển nguồn nhân lực. Chuyên đề “An ninh lương thực, hợp tác NN và xóa đói giảm nghèo” đã diễn ra vào ngày hôm qua (17/8) do Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì. Nằm trong chương trình của Hội thảo, vào ngày mai (19/8), Bộ NN-PTNT sẽ chủ trì đoàn công tác cùng các đoàn đại biểu đến từ châu Phi về tham quan nhiều mô hình SX nông nghiệp-thủy sản tiên tiến tại tỉnh Hải Dương.

Tại phiên toàn thể sáng qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và có bài phát biểu quan trọng.

Tham dự tại Hội thảo, lãnh đạo nhiều nước châu Phi đã đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam trong việc thúc đẩy SX và thương mại cho ngành nông nghiệp châu Phi vốn còn lạc hậu nhất thế giới. Một số đại biểu châu Phi bày tỏ mong muốn hợp tác nông nghiệp sâu hơn với Việt Nam về con người. Đó là không dừng lại ở việc hợp tác chuyên gia mà muốn Việt Nam đưa nông dân trực tiếp sang giúp nông dân châu Phi làm quen với kinh nghiệm SX cũng như triển khai các chương trình SX lúa, chế biến tại chỗ...

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần khẳng định trong thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ nghiêm túc nghiên cứu đề xuất trên của các nước. Đặc biệt sẽ thúc đẩy mạnh các dự án đầu tư, hợp tác kỹ thuật với các nước châu Phi, trong đó chú trọng tới các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp tổng hợp như mô hình mà Việt Nam đã hợp tác rất tốt tại Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la. Thứ trưởng Tần cũng cho biết, sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác XK gạo cũng như đầu tư các dự án trồng cây công nghiệp, khai thác chế biến gỗ và nuôi trồng thủy sản tại các nước châu Phi.

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cũng đánh giá kết quả thu được bước đầu như Chính phủ cả 2 bên đều rất quan tâm, thúc đẩy hợp tác; Việt Nam là nước giàu kinh nghiệm trong việc phát triển nông nghiệp và những kinh nghiệm này rất phù hợp với châu Phi; việc trao đổi chuyên gia được nông dân châu Phi đánh giá cao về tinh thần làm việc, giản dị, gần gũi, thích nghi nhanh với điều kiện sống ở châu Phi, qua đó, cán bộ nông nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng giới thiệu và xây dựng được nhiều mô hình phù hợp…

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sụt lún nghiêm trọng tại kho một công ty lương thực thiệt hại 10 tỷ đồng

CẦN THƠ Vụ sụt lún xảy ra tại kho Bến Thủy của một công ty lương thực, ước tính thiệt hại 10 tỷ đồng, ngành chuyên môn đang tìm hiểu nguyên nhân.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm