| Hotline: 0983.970.780

Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong thủy lợi

Thứ Hai 18/08/2014 , 09:36 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, hôm qua (17/8) đã chủ trì Hội nghị ứng dụng KHCN phục vụ đề án tái cấu trúc ngành thủy lợi và nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi.

* Xã hội hóa đầu tư công trình thủy lợi

Báo cáo của Tổng cục Thủy lợi cho biết, Đề án tái cơ cấu (TCC) ngành thủy lợi được xây dựng trong bối cảnh nguồn lực nhà nước rất hạn chế.

Vì vậy nâng cao hiệu quả khai thác các hệ thống công trình thủy lợi hiện có và ứng dụng KHCN trong thủy lợi để thực hiện các biện pháp tưới tiêu, tiết kiệm nước, bảo đảm yêu cầu phát triển nền nông nghiệp Việt Nam là rất cần thiết.

Bà Lê Thị Kim Cúc, Vụ trưởng Vụ KHCN và hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy lợi) cho rằng, một trong những mục tiêu của Đề án TCC ngành thủy lợi là nhằm phát triển một nền nông nghiệp chủ động tưới, tiêu theo hướng hiện đại.

Đẩy mạnh trên diện rộng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn chủ lực: cà phê, hồ tiêu, chè, điều, mía, cây ăn quả, rau, hoa màu…

Đề án đưa ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 500.000 ha cây trồng cạn chủ lực được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Cũng về vấn đề này, theo PGS.TS Nguyễn Vũ Việt (Viện Khoa học Thủy lợi VN) thì cần đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây lúa theo phương thức canh tác tiên tiến (SRI, 3 giảm, 3 tăng, 1 phải 5 giảm, nông – lộ - phơi) và giảm phát thải nhà kính.

Đề cập đến nguồn vốn đầu tư cho thủy lợi, ông Trần Quang Hoài, Trưởng ban quản lý Trung ương các dự án thủy lợi (CPO) cho hay, dự án thủy lợi thời gian tới phải hướng đến mục tiêu hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, nâng cao chuỗi giá trị gia tăng, bảo vệ môi trường, thích ứng với BĐKH.

“Muốn vậy, các công trình thủy lợi phải đáp ứng nhu cầu cơ giới hóa trong SXNN hướng đến phục vụ cánh đồng lớn.

Các dự án thủy lợi phải hướng đến thích ứng tác động bất lợi do BĐKH gây ra trong 20 và 50 năm tới. Các hệ thống tưới tiêu cần phải góp phần giảm thiểu tác động của ô nhiễm từ đô thị và KCN đổ vào các vùng tưới, vùng nuôi trồng thủy sản”, ông Hoài phân tích.

Ở khía cạnh khác, ông Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, cần thay đổi hình thức đầu tư thủy lợi vì lâu nay chúng ta cứ dựa vào nguồn ngân sách là chính.

Tại Hà Tĩnh đã áp dụng hình thức xã hội hóa cho một công trình thủy lợi có tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, trong đó nhà nước chỉ hỗ trợ được 29%, phần còn lại do DN đứng ra làm.

“Thẩm định được năng lực tài chính và kỹ thuật xây dựng tốt của DN thì nhà nước sẽ tiết giảm được rất nhiều thời gian và tiền của cho công trình ngốn hàng nghìn tỷ đồng. Chỉ trong thời gian 430 ngày mà DN đã làm xong hầm tuynel.

“Vấn đề an toàn hồ đập cần phải xây dựng khung quản lý. Phải dự báo được lưu lượng dòng chảy đến. Chúng ta không thể cứng nhắc trong việc vận hành kỹ thuật thiết kế mà cần linh hoạt và có kinh nghiệm dự báo. Làm tốt khâu này chính là hạn chế việc xả lũ khiến hạ lưu bị ngập úng nặng nề. Bài học ở hồ Vực Mấu (Nghệ An) rõ ràng anh em vận hành đúng kỹ thuật đấy nhưng thiệt hại phía hạ lưu thì quá nặng nề” – Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng lưu ý.

Trong khi đó, ở một công trình khác do nhà nước đầu tư đã 4 năm rồi mà đến nay chưa làm xong 200 mét hầm tuynel. Tôi cho rằng, xã hội hóa đầu tư công trình thủy lợi là cần thiết và hiệu quả. Nhà nước đứng ra giám sát chặt chẽ”, ông Sơn kiến nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng nhấn mạnh, các biện pháp thủy lợi là khâu cơ bản trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng và sản lượng các loại cây trồng cạn đang có lợi thế cạnh tranh.

“Mặc dù đạt được nhiều thành tựu nhưng thủy lợi đã bộc lộ một số hạn chế, đặc biệt là những vấn đề về khai thác, về thể chế. Những vấn đề đặt ra trong TCC thủy lợi là ứng dụng KHCN mang lại hiệu quả cao: tưới tiên tiến cho cây trồng cạn; thủy lợi phục vụ cho thủy sản; ứng dụng công nghệ tiên tiến cộng với nâng cao nhận thức của nhân dân trong phòng chống thiên tai…”, ông Thắng nói.

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho rằng, từ trước đến nay, chúng ta nói đến KHCN trong thủy lợi là nói đến công trình nghiên cứu của các viện, trường. Nhưng hôm nay, đã có sự hiện diện của nhiều DN. Đây là một hình thức xã hội hóa nghiên cứu và ứng dụng KHCN trong lĩnh vực thủy lợi.

“Các đề tài, công trình nghiên cứu đã quan tâm nhiều đến lĩnh vực đồng ruộng, thủy sản, cây công nghiệp. Đây là một sự kỳ vọng trong việc tăng năng suất cây trồng. Nghiên cứu về giống có thể chỉ tăng 5-10%, nhưng một hệ thống tưới thông minh có thể làm cây trồng tăng năng suất 30-50%”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, trong thời gian tới, các cơ quan chuyên môn cần nhanh chóng xây dựng bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn Nhà nước. Đề nghị các DN, viện, trường đăng ký công trình để được công nhận tiêu chuẩn. Đồng thời, cũng cần đăng ký các tiến bộ kỹ thuật và công bố bản quyền.

Ngoài ra, gấp rút nghiên cứu quy trình tưới mới trên cơ sở các đề tài nghiên cứu đã có. “Tổng cục Thủy lợi đề xuất chính sách hỗ trợ sản xuất các thiết bị phục vụ ứng dụng KHCN thủy lợi, từ đó góp phần thúc đẩy lĩnh vực này phát triển hơn nữa”, Bộ trưởng yêu cầu.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm