| Hotline: 0983.970.780

Thúc đẩy xây dựng thương hiệu gạo XK

Thứ Sáu 10/08/2012 , 10:55 (GMT+7)

Mới đây, Bộ NNPT-NT phối hợp cùng UBND tỉnh Cà Mau tiến hành “Hội nghị thúc đẩy xây dựng thương hiệu gạo XK”.

Gạo Việt ngày càng khẳng định thương hiệu

Mới đây, Bộ NNPT-NT phối hợp cùng UBND tỉnh Cà Mau tiến hành “Hội nghị thúc đẩy xây dựng thương hiệu gạo XK”. Hội nghị có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp và đại diện các Sở NNPT-NT các tỉnh thành trong khu vực ĐBSCL cùng với đại diện 7 DN XK có quy mô lớn trong nước hiện nay.

Sau nhiều năm nỗ lực, cho đến nay, Việt Nam đã xây dựng được một số thương hiệu gạo nổi tiếng trên thi trường trong và ngoài nước như: Gạo thơm Sóc Trăng; gạo thơm Ngọc Đồng (Cty Gentraco); gạo GlobalGAP – Tứ Quý (Cty ADC); gạo Hữu cơ Hoa Sữa. Trong đó, hạt gạo thơm Sóc Trăng đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa. Năm 2001, khi giống lúa ST 3 được phổ biến rộng thì chương trình phát triển lúa đặc sản của tỉnh mới thực sự sôi động. Từ năm 2003 đến nay, việc chọn tạo giống lúa thơm chịu lợ, chịu mặn, thích nghi với điều kiện tự nhiên của địa phương là vùng ven biển đã được ngành chức năng địa phương này mạnh dạng đầu tư. Tính đến năm 2005, diện tích lúa đặc sản của tỉnh đã được nâng lên 20 ngàn ha và đến năm 2009 toàn tỉnh có 45 ngàn ha diện tích canh tác lúa đặc sản với trên 50% trong số này sử dụng nguồn giống được chọn tạo tại địa phương.

Một tín hiệu đáng mừng là từ ST1, các giống lúa thơm nhóm ST hiện đã được các chuyên gia, các nhà khoa học ngành nông nghiệp của tỉnh lai tạo đến giống ST20. Đây được xem là giống lúa có chất lượng cao nhất hiện nay. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là tất cả, vì hiện nay ngoài giống lúa ST từ 1-20, Kỹ sư Hồ Quang Cua và các cộng sự của mình đang sở hữu những giống lúa có thể sử dụng như một nguồn thực phẩm chức năng như giống ST3, giống lúa đen…Đến nay, tại địa phương này đã có hai tổ chức sản xuất lúa đạt chứng nhận GlobalGAP và mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa cho gạo thơm Sóc Trăng.

Hiện nay, nhu cầu về các loại gạo thơm ngon trên thế giới đang tăng mạnh nhất là tại các nước châu Á như: Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông…Tại hội thảo “Định vị thương hiệu lúa gạo Việt Nam: Ai bán? ai mua?” trong khuôn khổ Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ II, các chuyên gia trong nước và thế giới đều khẳng định, với giấy chứng nhận GlobalGAP, chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa, gạo thơm Sóc Trăng đang có cơ hội lớn để thâm nhập vào thị trường gạo cao cấp một cách thuận lợi, góp phần đưa hạt gạo Việt Nam đi xa hơn.

Riêng Cty Lương thực Sóc Trăng trong thời gian qua cũng đã XK một lượng khá lớn gạo thơm ST5 sang thị trường Hồng Kông với giá cao hơn gạo loại 5% tấm từ 120-150 USD/tấn. Nhu cầu gạo thơm hiện nay là rất lớn và có giá cao, nên Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã có khuyến cáo nông dân trong vùng ĐBSCL nên tập chung sản xuất các giống lúa thơm thay vì các giống lúa có phẩm cấp thấp khó cạnh tranh với một số nước như: Ấn Độ; Myanmar; Pakistan…Đây là những bước tiến có thể nói là đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp của nước ta. Từ đó từng bước đưa hạt gạo Việt Nam đi xa hơn và khẳng định trên trường quốc tế về chất lượng cũng như giá trị của từng loại gạo.

Tại Hội nghị có rất nhiều ý kiến khác nhau của các chuyên gia, các nhà khoa học và các DN XK gạo hiện nay xoay quanh vấn đề “làm thế nào để xây dựng được thương hiệu gạo Việt Nam đạt chất lượng về lâu dài”. Tuy nhiên, tất cả mọi ý kiến đều có một điểm chung đó là việc xây dựng thương hiệu gạo XK phải được khởi nguồn từ cánh đồng mẫu lớn, đúng theo quy trình sản xuất sinh học. Xây dựng và phát triển “cánh đồng mẫu lớn” tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu để đạt đến tính ổn định của chất lượng, sản lượng, thời gian và không gian cung ứng gạo theo nhu cầu và yêu cầu của khách hàng trong việc xây dựng thương hiệu hiện nay.

Hội nghị đã đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có việc xây dựng thương hiệu gạo là một tiến trình cần phải có nhiều sự đầu tư lâu dài cả về tài chính, thời gian, con người, chiến lược quốc gia và sự hỗ trợ từ nhiều phía. Thương hiệu gạo bắt đầu từ việc xác định tầm nhìn, nhiệm vụ và các mục tiêu cần đạt qua khảo sát, đánh giá, lựa chọn, phân tích nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng từ đó xác lập chiến lược và xây dựng kế hoạch, tiếp thị, điều hành sản xuất, tiêu thụ và bảo vệ tính ổn định, pháp lý và bền vững của thương hiệu…

Trong phần đề xuất giải pháp và trình tự xây dựng thương hiệu gạo XK, các địa biểu tham dự hội nghị chú ý đến chi tiết: “Chúng ta sản xuất ra lúa, gạo nhưng cái chúng ta cần bán là thương hiệu gạo, thương hiệu không chỉ là việc bán được giá cao mà con là ghi dấu vào thị trường với những sản lượng và giá trị ổn định. Thương hiệu không chỉ là nhãn hiệu, tên gọi mà nó còn hàm chứa sở hữu trí tuệ khác như bao bì, mẫu mã, kiểu dáng, quảng bá, tiếp thị giới thiệu sản phẩm…. Đây là chuyện của các DN XK”.

Hội nghị khẳng định: Chỉ khi nào xây dựng được thương hiệu cho nông sản, thì Việt Nam mới có đủ điều kiện tạo sức bật cho nông dân, nông thôn và ngành nông nghiệp nói chung và khi ấy chúng ta mới thật sự “bằng vai, phải lứa” với nông sản Trung Quốc, Thái Lan. Còn cứ sản xuất theo tập quán cũ thì nông sản Việt Nam lại tiếp tục “ngồi chiều dưới” so với nông sản cùng loại của các nước khác.

Thứ trưởng Bộ NNPT-NT, Bùi Bá Bổng đánh giá cao kết quả của hội nghị và khẳng định: Thông qua kết quả của hội nghị, Bộ NNPT-NT tiếp tục triển khai xây dựng kế hoạch và lộ trình để từng bước xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam có chất lượng và uy tính trên thị trường trong và ngoài nước.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất