| Hotline: 0983.970.780

Thực hành sản xuất lúa tốt

Thứ Ba 03/06/2014 , 08:20 (GMT+7)

Vụ ĐX 2013 - 2014, Trạm KN huyện Yên Định phối hợp Cty Syngenta triển khai mô hình “Thực hành SX lúa tốt” dựa trên kết quả thí điểm tại xã Định Hòa vụ mùa 2013. 

Kết quả khả quan từ mô hình thí điểm quản lý dịch hại theo giai đoạn sinh trưởng trên cây lúa của Cty Syngenta vụ mùa 2013 đã tạo tiền đề cho Trạm Khuyến nông huyện Yên Định (Thanh Hóa) nhân rộng mô hình lên 10 ha tại xã Định Liên và một số xã khác trong vụ ĐX 2013-2014.

Sau hơn 3 tháng chăm sóc lúa, đến nay toàn bộ diện tích trên chuẩn bị cho thu hoạch, năng suất ước bình quân đạt gần 4 tạ/sào; bộ lá tươi xanh; sạch sâu bệnh từ gốc đến ngọn.

Quản lý dịch bệnh của Syngenta

Vụ ĐX 2013 - 2014, Trạm KN huyện Yên Định phối hợp Cty Syngenta triển khai mô hình “Thực hành SX lúa tốt” dựa trên kết quả thí điểm tại xã Định Hòa vụ mùa 2013. Thông qua việc áp dụng đồng độ các biện pháp kỹ thuật, mô hình này giúp nông dân tiết kiệm chi phí SX, quản lý dịch bệnh, tăng năng suất, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch và an toàn cho môi trường.

Bà Trần Thị Quân, Trạm trưởng Trạm KN huyện Yên Định cho biết, trong quá trình SX cán bộ kỹ thuật của trạm và Cty hướng dẫn nông dân chú trọng khâu vệ sinh đồng ruộng, xử lý hạt giống, bón phân đúng thời kỳ và bảo vệ bộ lá công năng, bông lúa khỏi sâu bệnh hại.

Đặc biệt, việc phun thuốc BVTV được tác động vào 4 giai đoạn sinh trưởng quan trọng của cây lúa gồm giai đoạn mạ, giai đoạn đẻ nhánh, phân hóa đòng và giai đoạn trỗ - chín. Cụ thể, giai đoạn lúa bắt đầu trỗ, nếu theo phương pháp của người dân thì chỉ khi phát hiện thấy sâu bệnh hại mới phun thuốc nhưng cán bộ khuyến cáo bà con căn cứ vào điều kiện thời tiết có thể có đối tượng sâu bệnh gây hại thì tiến hành phun kịp thời bằng Til Super để vừa phòng bệnh vừa kích thích cây lúa trổ nhanh, trổ đều.

Khi lúa bị khô vằn, đạo ôn, bạc lá, hầu hết bà con phải phun đi phun lại nhiều lần do phát hiện chậm nên tốn kém nhiều chi phí và hiệu quả rất thấp.

“Việc sử dụng thuốc BVTV đúng thời gian, liều lượng, chất lượng đã góp phần quan trọng tăng hiệu quả phòng trừ dịch bệnh, vừa bảo vệ môi trường vừa tạo ra các sản phẩm sạch, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Các giải pháp phòng trừ dịch bệnh theo kỹ thuật và sản phẩm của Syngenta không chỉ tạo sự chủ động cho nông dân, giúp cây lúa sạch bệnh mà còn tăng năng suất lúa lên đạt 79,2 tạ/ha, cao hơn đối chứng 4,2 tạ/ha. Với giá lúa khoảng 6.000 đ/kg hiện nay, sau khi trừ chi phí lợi nhuận bà con thu được cao hơn đối chứng khoảng 2,5 triệu đ/ha”, bà Quân nhấn mạnh.

Cũng theo bà Quân, trên những diện tích áp dụng giải pháp của Syngenta, mặc dù bông lúa đã chín 85 - 90% nhưng bộ lá vẫn xanh tươi, sạch bệnh. Đối chứng với diện tích do người dân tự làm, cùng giai đoạn sinh trưởng nhưng bộ lá vàng, có hiện tượng cháy; dưới gốc bị nấm, khô vằn.

“Với những ruộng lúa như vậy chắc chắn ảnh hưởng đến độ kết hạt và tỷ lệ hạt lép/bông, làm giảm năng suất và chất lượng xay xát”, bà Quân nói thêm.

Sạch bệnh từ gốc đến ngọn

Ông Nguyễn Đăng Nguyên, Trưởng phòng KN - Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa: “Mô hình SX lúa tốt là một trong những mô hình điển hình toàn diện với việc áp dụng các giải pháp phòng trừ sâu bệnh rất hiệu quả, cần mở rộng, nhất là áp dụng trên cánh đồng mẫu lớn”.

Cùng chung đánh giá như bà Quân, bà Lê Thị Hẳn, hộ dân tham gia mô hình ở thôn 2, xã Định Liên phấn khởi nói: “Được cán bộ khuyến nông và Cty Syngenta hướng dẫn phòng trị bệnh kịp thời nên ruộng nhà tôi sạch bệnh từ gốc đến ngọn. Nhớ lại vụ mùa năm ngoái cũng trên thửa ruộng này vì phát hiện rầy chậm, phun không đúng thuốc nên bị mất mùa”.

Bà Hẳn cho biết, năm nay bà có 4 sào lúa Q5 tham gia mô hình. Quá trình SX ngoài việc được tập huấn các kỹ thuật về làm đất, giống, phân bón, bà còn được hướng dẫn phun thuốc BVTV hạn chế từ 4 lần xuống còn 2 lần. Lần 1 phun khi lúa phân hóa đòng, kết thúc đẻ nhánh và lần 2 khi lúa chuẩn bị trỗ. Kết quả cho thấy, bộ lá lúa xanh tươi, sạch sâu bệnh; chi phí phun thuốc giảm 50%; năng suất thu hoạch ước đạt hơn 3,5 tạ/sào (cao hơn vụ mùa 2,5 tạ/sào).

Ông Nguyễn Văn Đảm, Trưởng thôn 2, xã Định Liên cũng có 5 sào giống lúa lai ZZD001 tham gia mô hình. Năm nay thời tiết đầu vụ rét đậm, rét hại kéo dài khiến cây lúa sinh trưởng chậm, việc tính toán thời kỳ lúa phát sinh bệnh hại bà con không thể xác định được nên chủ yếu phun phòng trừ khi trên đồng đã có sâu bệnh dẫn đến hiệu quả thấp.

Còn những diện tích tham gia mô hình, việc phun thuốc gì, phun thời điểm nào được các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn kịp thời nên hiệu quả phòng trừ sâu bệnh đạt 100%, lúa phát triển tốt, đẻ nhánh tập trung.

“Chúng tôi rất hài lòng với mô hình “Thực hành SX lúa tốt”, đặc biệt là giải pháp quản lý dịch bệnh của Cty Syngenta. Rất mong Cty tiếp tục nhân rộng mô hình này để bà con nông dân sớm thay đổi tư duy SX”, ông Đảm nói.

Đánh giá về mô hình “Thực hành SX lúa tốt”, ông Hà Duyên Lục, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Yên Định nói: “Mô hình trên đã giải quyết được những trăn trở về xử lý đất, tàn dư trên đất, xử lý giống, bảo vệ thiên địch, cung cấp dinh dưỡng đúng chất, phòng trừ sâu bệnh hợp lý với các thuốc đảm bảo chất lượng mà bấy lâu nay nông dân thường không tuân thủ theo một quy trình nào. Vì vậy, Trạm KN và Cty Syngenta cần tiếp tục tuyên truyền nhân rộng mô hình ở các vụ SX tới”.

Ông Lục cũng khuyến cáo bà con nên lựa chọn các sản phẩm thuốc BVTV đảm bảo chất lượng của Syngenta để sử dụng; khi phát hiện các điểm bán thuốc BVTV bán thuốc kém chất lượng thì báo ngay cho huyện để huyện kịp thời xử lý.

Đánh giá chỉ tiêu sâu bệnh trên giống lúa Q5

Sâu bệnh

Giải pháp của Syngenta

Đối chứng nông dân tự phòng trừ

Khô vằn (cấp)

1

3

Đạo ôn (cấp)

1

3

Bạc lá (cấp)

1

1

Sâu cuốn lá

0,3

4

Sâu đục thân (con/m2)

Không có

2

Rầy nâu

3

300

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất