| Hotline: 0983.970.780

Thực phẩm chữa mỡ cao trong máu

Thứ Tư 22/06/2011 , 13:49 (GMT+7)

Một hoặc nhiều thành phần của chất mỡ trong máu liên tiếp xuất hiện các chỉ tiêu cao hơn người bình thường, được gọi là chứng mỡ cao trong máu.

Một hoặc nhiều thành phần của chất mỡ trong máu liên tiếp xuất hiện các chỉ tiêu cao hơn người bình thường, được gọi là chứng mỡ cao trong máu.

Theo kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy, có thể chia chứng cholestron trong máu cao đơn thuần, mỡ trong máu cao hỗn hợp..., gồm những triệu chứng lâm sàng như: Chóng mặt, tức ngực, tim đập nhanh, đầy bụng, tinh thần mệt mỏi, đuối sức, mất ngủ, hay quên, chân tay bị tê. Y học hiện đại cho rằng, chứng mỡ trong máu chủ yếu liên quan tới nhân tố di truyền và thói quen ăn uống.

 Trung Y cho rằng, sở dĩ xuất hiện chứng mỡ cao trong máu, phần lớn là vì hoạt động ít, gan thận suy nhược hoặc ăn uống không hợp lý, ăn uống không điều độ hoặc ngay từ bé đã có triệu chứng mỡ cao trong máu, máu đục tích tụ trong cơ thể. Bệnh lý cơ bản của chứng mỡ trong máu cao là chức năng trong các phủ tạng thất thường, không đều, mỡ lưu thông không tốt, biểu hiện chủ yếu là đờm thấp, mỡ cục, máu bị tắc.

Sự biểu hiện trong lâm sàng nói chung có thể chia làm các chứng như: Âm hư, dương tăng, tỳ khí suy nhược, đờm đục thịnh hành trong cơ thể, ứ máu, tắc kinh lạc dẫn đến chứng đau... Có thể dùng các bài thuốc sau:

Cháo Tam Thất

Nguyên liệu: Bột Tam Thất 3 gam, gạo lốc 50 gam, đường kính lượng vừa phải. Phối chế: Gạo lức, cho lượng nước vừa phải nấu cháo nhừ, cho thêm bột Tam Thất và đường kính, rồi nấu thêm chốc lát là có thể dùng.

Công hiệu: Hoạt huyết tiêu ứ. Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần dùng khi cháo còn nóng. Một tháng là một đợt điều trị.

Cháo Sơn Tra- Hoàng Tinh

Nguyên liệu: Sơn Tra 15 g, Hoàng Tinh 15 g, gạo lức 100 g. Phối chế: Dùng Sơn Tra và Hoàng Tinh sắc nước, lọc bã lấy nước cùng nấu cháo, đợi cháo chín nhừ cho thêm đường kính là có thể dùng.

Công hiệu: Kiện tỳ tiêu ứ, giảm mỡ trong máu. Cách dùng và liều lượng: Có thể dùng vào bữa sáng và bữa tối hoặc dùng điểm tâm.

Rượu Sơn Tra

Nguyên liệu: Quả Sơn Tra tươi 500 g, rượu trắng 700 g, đường phèn 100 g. Phối chế: Sơn Tra rửa sạch, thái nhát, cho vào bình, đổ rượu trắng vào, đậy kín nắp. Lượng rượu ngập qua Sơn Tra là vừa, ngâm một tháng, rồi bỏ đường phèn vào, đợi đường phèn hòa tan là có thể dùng.

Công hiệu: Tiêu tích phá ứ, giảm mỡ hạ huyết áp. Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày hai lần, mỗi lần từ 10-15 ml.

Chè Mao Đông Thanh- Sơn Tra

Nguyên liệu: Mao Đông Thanh 25 g, Sơn Tra 30 g. Phối chế: Rửa sạch hai nguyên liệu kể trên, sắc nước uống thay nước trà.

Công hiệu: Hoạt huyết phá ứ, tiêu cam tích tiêu đờm. Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày một thang, có thể dùng trong bất cứ lúc nào.

Canh Côn Bố- Hải Tảo

Nguyên liệu: Côn Bố 30 g, Hải Tảo 30 g, đậu nành 150 g.

Phối chế: Rửa sạch ba nguyên liệu kể trên, đổ nước vào nấu canh, đợi đậu nành chín nhừ là có thể dùng.

Công hiệu: Tiêu đờm lợi thủy, kiện tỳ làm cho trung vị dễ chịu. Cách dùng và liều lượng: Dùng trong bữa ăn.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất