| Hotline: 0983.970.780

Thực phẩm tại Thanh Hóa hạ nhiệt

Thứ Hai 30/01/2012 , 10:57 (GMT+7)

Khác hẳn với các năm trước, năm nay, càng đến ngày cận tết giá cả tại thị trường tại TP.Thanh Hóa và các chợ ở địa phương không tăng, một số mặt hàng còn giảm đáng kể.

Khác hẳn với các năm trước, năm nay, càng đến ngày cận tết giá cả tại thị trường tại TP.Thanh Hóa và các chợ ở địa phương không tăng, một số mặt hàng còn giảm đáng kể.

Thực phẩm rớt giá

Nếu như các mặt hàng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố HCM đã trở thành quy luật, cứ cận tết là các mặt hàng lại thi nhau tăng giá “chóng mặt” thì ở các tỉnh lẻ như Thanh Hóa, giá cả lại không tăng. Chính điều này mà người dân địa phương đi sắm tết không phải “vật lộn” với túi tiền của mình.

Những người bán thịt năm nay gọi là năm mất mùa

Năm nay nhìn chung các mặt hàng tiêu thụ mạnh như thịt lợn, gà, cá… Tuy nhiên, những mặt hàng này lại vẫn giữ được giá như trước tết khoảng một tháng. Bên cạnh đó một số mặt hàng như: Rau xanh các loại, hoa, đào quất lại giảm giá khá mạnh. Ghi nhận tại các chợ đầu mối  Tây Thanh (TP.Thanh Hóa), chợ Bỉm Sơn (TX Bỉm Sơn), chợ Đò Lèn (huyện Hà Trung), các mặt hàng rau củ quả đã giảm mạnh như: Rau bắp cải, cách đây một tháng là 3.500 đồng/bắp, thời điểm áp tết giảm xuống còn 1.500 đồng/bắp; rau xà lách từ 3.000 đồng xuống còn 1.500 đồng/xiên; cải thảo 8.500 đồng xuống còn 6.500 đồng/kg; cải ngọt từ 6.000 đồng xuống còn 4.500 đồng/kg; dưa leo, bí xanh, xu hào… hầu hết đều giảm xuống từ 500-1.000 đồng.

Nguyên nhân khiến giá các loại rau quả giảm giá, theo chị Nguyễn Thị Hoa, chủ sạp rau chợ Tây Thành cho biết, tâm lý những người trồng rau họ không muốn thu hoạch trước tết. Ai cũng chờ đến ngày 28-29 tết đi mới mang ra chợ bán cho được giá nên mặt hàng rau những ngày áp tết thừa rất nhiều. Không những thế, vì tâm lý người dân mang rau của nhà đi bán nên giá cả vô tội vạ. Để bán được hàng bắt buộc các chủ sạp rau bán lâu năm ở chợ phải hạ giá mới có thể bán được.

Đối với nhóm mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, đến thời điểm 29 tết vẫn chưa có sự biến động nào đột biến. Giá lợn hơi loại 1 cao nhất chỉ 55.000 đồng/kg; loại hai 50.000 đồng/kg; loại ba chỉ với giá 45.000 đồng/kg. Nhìn chung giá thịt lợn năm nay không tăng, tại chợ Tây Thành giá thịt lợn nạc bán lẻ là 110.000 đồng/kg; thịt ba chỉ 80.000 đồng/kg. thịt mông 90.000 đồng/kg… Tuy nhiên, ở một số chợ lẻ như chợ Bỉm Sơn, chợ Đò Lèn, giá thịt lợn nạc bán lẻ giảm xuống 5.000-10.000 đồng/kg. Gà cũng giảm từ 3.000-4.000 đồng/kg, giảm mạnh nhất vẫn là gà công nghiệp từ 50.000 đồng/kg xuống còn 35.000 đồng/kg. Chị Lê Thị Lý, một người bán gà ở chợ Đò Lèn cho biết: “Năm nay gà ở Trung Quốc khắp nơi đưa về rất nhiều, tâm lý người dân thấy rẻ thì mua nên gà ta khó lòng cạnh tranh nổi”.

Năm nay giá lợn vẫn giữ nguyên một mức là do nguồn cung không khan hiếm. Nhận định của các quầy bán thịt lợn, vào những ngày áp tết ở các vùng quê thông thường 4 - 5 nhà chung nhau một con lợn 50-60kg rồi mổ. Như vậy thịt vừa ngon lại rẻ hơn rất nhiều so với thị trường. Chị Nguyễn Thị Lời (TK5, Thị trấn Hà Trung, Thanh Hóa) cho biết, ba năm trở lại đây, năm nào vào ngày 27 tết 4-5 gia đình ở trong làng lại chung nhau mổ một con lợn lấy thịt làm giò, gói nem, làm nhân bánh mà không phải mua chút nào ngoài chợ. “So với ở ngoài chợ thì mổ lợn ở nhà rẻ hơn rất nhiều, thịt ngon lại không sợ mua phải lợn bệnh”, chị Lời cho biết.

Hoa tết tràn ngập

Không nhộn nhịp như các chợ hoa, tuy nhiên, những ngày này trên khắp các nẻo đường của TP. Thanh Hóa đâu đâu cũng thấy bày bán hoa, cây cảnh, đào quất la liệt.

Trong mấy ngày này, rất nhiều hoa tết từ khắp mọi miền cả nước đã được chuyển về Thanh Hóa. Loại hoa đang được bày bán nhiều nhất là cúc, đào, quất… Riêng khu vực quảng trường Lam Sơn, cổng chợ Tây Thành, công viên… còn có thêm các loại hoa được đưa từ phía Bắc vào, Nam ra như hoa Mai, Ly, Lan.

Các loại hoa bán tràn lan

Anh Lương Văn Thanh, quê (Hà Lĩnh, Hà Trung) một trong những thương lái nhập hoa từ nơi khác về chợ Đò Lèn bán cho biết, năm nay thời tiết khá thuận cho việc trồng hoa, đặc biệt các loại hoa trồng trong chậu như cúc, lan nên hoa không chỉ đẹp về hình thức, màu sắc mà giá bán cũng tăng lên khoảng 10% so với năm ngoái như cúc 3.500-4.000 đồng/cành; ly từ 50.000-55.000 đồng/cành. Đặc biệt, năm nay thời tiết ủng hộ những người trồng quất, đào nên giá cả năm nay có phần mền hơn năm ngoái. Một cây quất to, đẹp giá thị trường chỉ có 300.000 đồng đến 350.000 đồng/cây. Còn những loại cây khác giá chỉ rơi vào khoảng 150.000-200.000 đồng/cây.

Đào ta hay còn gọi (đào hồng) vẫn là loại hàng được tiêu thụ mạnh nhất, tuy nhiên giá cũng chỉ tăng 10-20% so với năm ngoái. Sở dĩ đào ta có giá cao như vậy, theo anh Lê Văn Hùng (xã Hà Sơn, Hà Trung) nhà có gần 50 gốc đào cho biết, từ tháng trước vườn đào của gia đình anh đã có nhiều người từ Hà Nội, Hải Phòng… vào đặt hàng mua nguyên cả gốc nên đào năm nay cũng được coi là hiếm. Trái ngược với đào ta, đào nhật tân lại ít người hỏi mua, đến thời điểm 28-29 tết vẫn ế ẩm. Giá bán tháo 40.000-50.000 đồng/cành.

Theo cán bộ phòng thống kê huyện Hà Trung, năm nay giá thị trường nhìn chung tăng từ 10-20%, song chủ yếu tăng ở các mặt hàng khô như gạo, bánh kẹo, rượu… còn lại các mặt hàng tươi sống, hoa, cây cảnh lại bị rớt giá khoảng 10%, đặc biệt là loại rau, củ, quả rớt giá mạnh. Nguyên nhân là do năm nay người dân không kiếm được nhiều tiền, cộng với biến động về kinh tế nên người dân cắt giảm chi tiêu nhiều thứ không thiết yếu vào dịp tết.

BOX: Ngược lại tại chợ Vinh, chợ Quyết (TP.Vinh - Nghệ An), giá cả lại tăng cao chóng mặt. Một kg thịt lợn mông có giá từ 150.000-170.000 đồng/kg. Rau cúc, rau cần, cải… cũng tăng lên 2.000-3.000 đồng/kg. Riêng ớt chỉ thiên (ớt ré) 1.000-1.500 đồng/quả. Quất, đào, loại cây to đẹp giá 500.000-700.000 đồng, có nhiều cây lên đến cả triệu bạc.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm