| Hotline: 0983.970.780

Thực phẩm vùng lũ tăng giá mạnh

Thứ Ba 19/10/2010 , 08:56 (GMT+7)

Việc vận chuyển, cung cấp hàng hoá vào vùng lũ đang vô cùng khó khăn. Nhiều nơi thực phẩm khan hiếm, giá tăng gấp hai, ba lần ngày thường.

Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đến Nghệ An và Hà Tĩnh đều bị gián đoạn, thậm chí có nhiều nơi tê liệt. Việc vận chuyển, cung cấp hàng hoá vô cùng khó khăn. Nhiều nơi thực phẩm khan hiếm, giá tăng gấp hai, ba lần ngày thường.

Tại Hà Tĩnh, tuyến quốc lộ 8A, đường Hồ Chí Minh đi qua các chuyện Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê đều bị tê liệt. Do đó, các nguồn hàng lương thực, thực phẩm đến đây gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, đợt lũ cách đây một tuần cuốn trôi hoa màu, lương thực, cơn lũ tiếp theo lại ập đến khiến lương thực, thực phẩm đều bị cạn kiệt. Người dân ở đây chỉ biết trông chờ vào mì tôm và nước uống cứu trợ.

Nhiều mặt hàng thực phẩm thiết yếu sắp cạn kiệt

Theo ghi nhận của PV, nhiều chợ trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh đều nằm trong tình trạng khan hiếm hàng hoá. Giá một số mặt hàng vì thế mà tăng cao đột biến. Rau cải, rau muống từ 5.000 đồng tăng lên 10.000 đồng mỗi bó, thịt lợn ba chỉ tăng 15.000 đồng một kg so với ngày thường, từ 35.000 đồng lên 50.000 đồng mỗi kg.

Chị Nguyễn Thị Hoài, chủ cửa hàng tạp hoá ở xã Phúc Trạch (Hương Khê) cho biết, mưa lũ khiến hàng hoá, thực phẩm từ dưới xuôi lên không tiếp cận được các xã vùng lũ. Dù biết bán giá đắt nhưng cũng không còn cách nào khác. “Bó rau cải 15.000 đồng cũng không có mà bán”, chị Hoài nói.

Giá tăng chóng mặt so với lúc bình thường

Khan hiếm thực phẩm cũng khiến các quán ăn tăng giá bán, mức tăng từ 10% đến 30%. Một bát phở ngày thường có giá 15.000 đồng, nay tăng lên 20.000 đồng, có nơi lên đến 30.000 đồng.

Anh Nam, chủ quán ăn ở thị trấn Phố Châu (Hương Sơn) cho biết, hầu hết nguồn cung hàng hoá không còn, quán chỉ còn cách sử dụng hàng đông lạnh tích trữ trước thời điểm lũ, trong khi các loại đồ đóng hộp đã hết.
 

Tương tự, tại Nghệ An, tình trạng khan nguồn hàng lương thực, thực phẩm cũng xảy ra. Nhiều ki ốt thực phẩm ở các chợ đầu mối lớn như chợ Vinh, Quán Lau, Cửa Bắc, Quán Bánh, Quán Hành đều bị ngập nặng. Cơn lũ đã cuốn trôi phần lớn hàng hoá của các tiểu thương.

Nước ngập khiến hàng hóa ở chợ Vinh bị cuốn trôi

Anh Minh, chủ cửa hàng thực phẩm chợ Quán Hành cho biết, lâu lắm rồi ở đây mới bị trận lụt to như thế. Cũng vì chủ quan và nước tràn về nhanh nên các hộ kinh doanh ở đây không kịp trở tay, 3/4 lượng hàng hóa trong chợ bị chìm, nhiều hộ tổn thất hàng trăm triệu đồng. Hiện tại rau xà lách, cải, rau muống,… là mặt hàng có giá tăng cao nhất, tiếp đến là gạo.

Trong số các mặt hàng thực phẩm, cá đồng là rẻ nhất vì số lượng nhiều do người dân tranh thủ nước dâng cao đã mang vó, lưới ra đường vớt cá”, anh Minh cho biết.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm