| Hotline: 0983.970.780

Thuê 100 ha ruộng làm lúa giống

Thứ Tư 13/10/2010 , 10:26 (GMT+7)

Các năm 2008-2010, công ty Cường Tân tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đã hợp đồng thuê 100 ha ruộng của nông dân địa phương và các huyện lân cận để sản xuất lúa lai F1.

Các năm 2008-2010, công ty Cường Tân tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đã hợp đồng thuê 100 ha ruộng của nông dân địa phương và các huyện lân cận để sản xuất lúa lai F1. Nhờ tập trung được ruộng đất, đưa máy móc, kĩ thuật vào sản xuất nên hiệu quả kinh tế gấp bội…

Ở nơi đất chật người đông, ruộng được chia theo khẩu, theo hộ, thành từng suất nhỏ. Nhà nhiều lắm cũng chỉ mẫu ruộng, thông thường mỗi hộ được 4-5 sào, mỗi mảnh nằm một nơi, có nhà mươi mười lăm mảnh. Có lẽ, chưa bao giờ người nông dân tỉnh Nam Định lại nghĩ đến việc được canh tác trên những cánh đồng “cò bay thẳng cánh”, rộng tới vài chục ha, máy cày chạy cả buổi cũng chưa hết ruộng như hai năm trở lại đây.

Kể từ đầu năm 2008, sau khi Cty Cường Tân đầu tư mua bản quyền giống TH3-3 và tính chuyện xây dựng cơ sở sản xuất hạt lai F1, người nông dân ở xã Trực Thắng lần đầu tiên cảm nhận một chút sự “nhàn hạ” trong sản xuất nông nghiệp. Thay vì mỗi năm 2 vụ phải đầu tư giống má, phân bón, tất bật ngoài đồng, đối phó với đủ loại thiên tai, dịch họa mà vẫn chỉ thu hoạch được chừng vài tạ thóc/sào/vụ, giờ không cần làm, nhiều nông dân ở Trực Thắng cứ cho công ty thuê lại ruộng sản xuất cũng được ngần ấy. Ngày công lao động tiết kiệm được, ai có nghề phụ thì làm nếu không vẫn có thể đăng kí làm việc cùng công ty theo công nhật. Mỗi công lao động được tới 80-100 ngàn. Điều đáng nói ở đây là, vẫn những con người ấy, lao động sản xuất trên chính thửa ruộng của mình nhưng phương thức canh tác lại hoàn toàn khác.

Như cánh đồng ở xã Trực Thắng rộng tới 44 ha, ruộng được quy hoạch, kênh thủy lợi chạy vòng quanh, đường giao thông nội đồng mở rộng đảm bảo mọi hoạt động đều có thể cơ giới hóa: tưới tiêu bằng máy, phun thuốc bằng máy, làm đất bằng máy, gặt bằng máy, tuốt bằng máy… Chỉ những công việc cần thao tác kĩ thuật mới phải dùng đến đôi bàn tay khéo léo của người nông dân.

Ông Đoàn Văn Sáu, GĐ Cty Cường Tân cho biết, công ty giao toàn bộ diện tích ruộng thuê cho các “chủ nhỏ” quản lý. Mỗi chủ nhỏ sẽ có trung bình từ 5-10 ha và tự chịu trách nhiệm sản xuất. Hiện công ty có khoảng gần 40 ông chủ nhỏ phụ trách sản xuất. Mọi chi phí thuê ruộng, giống, phân bón, thuốc trừ sâu công ty đều thanh toán, đến cuối vụ công ty thu mua lại sản phẩm lúa giống thì sẽ khấu trừ. Toàn bộ lợi nhuận, chủ nhỏ sẽ được hưởng. Nếu chủ nhỏ quản lý sản xuất tốt, năng suất cao mà giảm được công lao động thì lợi nhuận càng lớn. Vụ xuân năm nay, ông Lưu Văn Nghĩa, một “chủ nhỏ” trong hệ thống sản xuất lúa lai F1 của công ty Cường Tân, phụ trách 19 mẫu ruộng, năng suất 3 tấn/ha, mà thu nhập tới 150 triệu đồng/vụ.

Ông Nghĩa hạch toán: để quản lý tốt diện tích ruộng được giao, ông Nghĩa phải tuyển 10 người có thể gọi đi làm bất cứ lúc nào, ngoài ra những ngày mùa vẫn phải huy động thêm lực lượng lao động bên ngoài. Người phụ trách sản xuất phải biết sân siu, tiết kiệm công sức mới có hiệu quả kinh tế. Ví dụ: Một sào chi 1,5 triệu đồng. Thu 2,5 triệu đồng. Lợi nhuận đương nhiên sẽ là 1 triệu đồng. Vụ mùa này chưa gặt nhưng theo tính toán của ông Nghĩa, chắc chắn lợi nhuận thu về của cá nhân ông phải xấp xỉ 200 triệu đồng.

Thực tế cho thấy mô hình tổ chức sản xuất lúa lai F1 của Cty Cường Tân tại Nam định đang mang lại lợi ích cho nông dân và DN. Ngày 6/10/2010, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng đã đến thăm và đánh giá cao mô hình sản xuất này. Thứ trưởng nhận định, bà con nông dân chỉ cho doanh nghiệp thuê ruộng theo thời hạn 3-5 năm, điều đó đảm bảo nông dân sẽ không bao giờ bị thiệt vì sau hợp đồng họ có thể lấy lại đất nếu việc cho thuê không còn hiệu quả. Đấy là một ưu điểm, ngoài ra mô hình còn giải quyết được hàng loạt vấn đề nổi cộm như: tập trung ruộng đất, áp dụng khoa học, phương tiện kĩ thuật, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Vừa giữ thu nhập ổn định cho người có ruộng lại vừa tạo công ăn việc làm cho lao động… Với những đặc điểm nổi trội kể trên của mô hình, theo Thứ trưởng Bùi Bá Bổng, địa phương cần tạo điều kiện để tiếp tục thử nghiệm, nhân rộng mô hình, tạo sức bật cho sản xuất nông nghiệp của toàn vùng.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm