| Hotline: 0983.970.780

Thuê đất trồng dưa

Thứ Ba 05/04/2011 , 09:52 (GMT+7)

Có những nơi diện tích dưa tăng chóng mặt nhưng ngạc nhiên là 100% do dân bên ngoài đến “xâm canh”…

* Dân địa phương đi làm thuê vì thiếu "bí kíp"

Các “cao thủ” về trồng dưa tại vùng Gò Công, Châu Thành (Tiền Giang) và phía nam tỉnh Long An đang ồ ạt đi thuê đất trồng dưa. Có những nơi diện tích dưa tăng chóng mặt nhưng ngạc nhiên là 100% do dân bên ngoài đến “xâm canh”…

Nhiều vùng đất tại Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long vài năm trước chưa từng biết đến cây dưa, thì nay đã có tới hàng nghìn ha được trồng đủ các loại dưa hấu, dưa gang và xuất bán từ Nam chí Bắc. Cây dưa tại “thánh địa” Gò Công (Tiền Giang) giờ không còn độc tôn để làm mình làm mẩy khi nhu cầu tăng cao, nhiều người dân trồng dưa chuyên nghiệp đã đi tìm kiếm những vùng đất mới để mở rộng diện tích làm ăn. Đặc biệt, những vùng đất độc canh về cây lúa giá trị thấp do bị nhiễm chua, phèn và ảnh hưởng của mùa nước lũ đã được dân trồng dưa “săn” tìm và chinh phục vì giá đất thuê rẻ, năng suất và chất lượng dưa khá cao.

Trong số này, huyện Vĩnh Hưng (Long An) đang trở thành vùng “thánh địa mới” về trồng các loại dưa hấu, dưa gang khi diện tích đã lên tới 800 ha và cạnh tranh mạnh mẽ với thương hiệu dưa Gò Công (Tiền Giang). Điều đáng nói, hầu hết diện tích dưa tại Vĩnh Hưng đều do các “kiện tướng” trồng dưa tại Gò Công, Châu Thành (Tiền Giang) và phía nam của tỉnh Long An đến thuê đất làm theo thời vụ. Đặc biệt, tại xã Tuyên Bình (huyện Vĩnh Hưng), diện tích trồng dưa lên tới gần 100 ha nhưng không có bất kỳ người dân địa phương nào đứng ra làm chủ.

Những ngày này đang vào vụ thu hoạch dưa gang, trên nhiều cánh đồng của xã Tuyên Bình, không khí làm việc của người dân đang rất khẩn trương để thu hoạch kịp vụ trước khi mùa mưa kéo đến. Nông dân Tư Nam – chủ ruộng dưa rộng 2 ha tại ấp Rạch Đình hồ hởi cho biết: “Vụ trước tôi trồng dưa ở xã Trường An, TP.Vĩnh Long, nhưng khi khảo sát thấy giá đất ở Vĩnh Hưng, Long An rẻ hơn và có điều kiện mở rộng diện tích nên quyết định chuyển về đây làm ăn”.

 Vụ này ruộng dưa của anh Nam năng suất đạt 20 tấn/ha, giá bán thương lái mua 3 triệu đồng/tấn, vị chi mỗi ha thu về 60 triệu đồng. Trừ chi phí thuê đất, giống, phân, thuốc, công lao động khoảng 25 triệu đồng/ha, anh Nam lãi được 35 triệu đồng/ha. Đây là năm thứ 3 liên tiếp anh Nam đi thuê đất trồng dưa và cả 3 năm anh đều thắng. “Tôi quê ở Gò Công Tây, Tiền Giang. Đất ở đó giờ trồng dưa năng suất cũng không lên cao nữa vì nhiều năm dưa “ăn” hết chất rồi, vì thế tôi mới tính đường thuê đất mới trồng thử, ai ngờ cứ thắng đều đều…”.

Theo anh Nam, dưa hấu và dưa gang rất thích hợp với các vùng đất lúa còn “nguyên sơ”, chưa trồng bất cứ loại rau, quả gì ngoài độc canh lúa. Vì thế, đất Vĩnh Hưng nằm giáp ranh với biên giới Campuchia, thuộc huyện vùng sâu chỉ chuyên canh 2 vụ lúa một năm đã trở thành lựa chọn của nhiều “cao thủ” trồng dưa (cách gọi của anh Nam). “Ngoài ra, thuê 1 ha tại đây chỉ mất 6 triệu đồng, bằng phân nửa ở nhiều vùng khác nên lợi nhuận cao hơn” – anh Nam nói.

Từng 4 năm thắng lớn tại nhiều vùng đất của Tiền Giang, Đồng Tháp, nông dân Nguyễn Văn Giáp (quê Châu Thành, Tiền Giang) đã mạnh dạn thuê tới 6 ha để trồng dưa tại ấp Rạch Mây, xã Tuyên Bình với giá 5,7 triệu đồng/ha/vụ. Chúng tôi gặp “kiện tướng” trồng dưa này ngay trên cánh đồng, khi anh đang đứng chỉ đạo hàng chục nhân công địa phương thu hái và tất tả gánh dưa lên xe tải chuyên chở lên TPHCM tiêu thụ.

“Mỗi vụ dưa kéo dài chừng 55 ngày, vì thế tôi tìm đất ở nhiều nơi để làm 2 vụ dưa hấu và 1 vụ dưa gang trong 1 năm” – anh Giáp nói. Vụ này, ruộng dưa gang của anh Giáp thất hơn vụ trước khi đạt khoảng 15 tấn/ha do ảnh hưởng của một số cơn mưa bất thường khi dưa đang kỳ kết trái và sự xuất hiện nhiều của loài rầy lửa. Dù thế, do biết cách tiết kiệm tối đa nên chi phí trung bình mỗi ha dưa gang chỉ mất khoảng 20 triệu đồng, trừ chi phí, ruộng dưa 6 ha của anh cũng mang về lãi ròng 150 triệu đồng.

“Một số người dân địa phương khi bắt chước làm theo đã rơi vào cảnh thua lỗ vì dưa cho năng suất thấp, chất lượng kém, không đồng đều. Vậy là nản, sau vài vụ thất bát, người dân địa phương đành chấp nhận nhường đất cho dân chuyên nghiệp để đảm bảo có nguồn thu ổn định”. Vậy tại sao xã không tổ chức lớp tập huấn trồng dưa cho bà con nông dân? Ông Bé khẳng định: “Học theo kiểu tập huấn chỉ là cơ bản, còn các “bí kíp” mang tính nhà nghề để đảm bảo cạnh tranh được về chất lượng và giá cả trên thị trường thì dân trồng dưa chuyên nghiệp chẳng đời nào chịu tiết lộ!”.

Tương tự, nông dân Sáu Minh, quê Gò Công Đông (Tiền Giang) đang thuê đất trồng dưa tại xã Tuyên Bình cho biết, cơ duyên để anh đến với nghề thuê đất trồng dưa là do người em rể vốn là một chuyên gia về trồng dưa hấu, đã chuyển giao “công nghệ” cho anh vợ. Sau khi học xong “bí kíp”, năm 2009 anh Minh đã theo chân một số người bạn của mình xuống Tuyên Bình thuê 1,5 ha đất trồng dưa và thắng ngay vụ đầu tiên.

Anh Minh cho biết, dưa hấu đầu tư lớn hơn dưa gang, trung bình phải 60 - 70 triệu đồng/ha, tuy nhiên giá bán dưa hấu cao hơn, dao động từ 4,5 triệu – 6,5 triệu đồng/tấn tùy thời vụ và năng suất đạt từ 25 – 35 tấn/ha. “Ngay vụ đầu tiên tôi đã thu hoạch 40 tấn/1,5ha, bán được 5 triệu đồng/tấn. Trừ chi phí, tôi lãi gần 70 triệu đồng”. Mừng quá, anh Minh quyết định vay vốn của anh em trong gia đình để mở rộng diện tích thuê đất trồng dưa lên gấp đôi ở xã Tuyên Bình và thị trấn Vĩnh Hưng.

Trao đổi với PV NNVN, ông Huỳnh Văn Bé – Phó Chủ tịch UBND xã Tuyên Bình cho biết, nếu như 4 năm trước cây dưa chỉ mới xuất hiện nhỏ lẻ tại Tuyên Bình thì đến nay tổng diện tích trồng dưa toàn xã đã lên tới gần 100 ha, năng suất trung bình đạt 20 tấn/ha. Nhưng 100% diện tích đều do người dân vùng khác đến thuê đất làm nên dân địa phương không khai thác được nguồn lợi giá trị gia tăng từ dưa cao gấp 2 – 3 lần trồng lúa. Ông Bé cho rằng, không phải xã không thấy thế mạnh do cây dưa mang lại, nhưng do cây dưa đòi hỏi người trồng phải có tay nghề rất cao, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh tốt, có vốn lớn nên rất khó để phát triển.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất