| Hotline: 0983.970.780

Thuốc nào trừ nhện hại cây trồng?

Thứ Ba 02/02/2010 , 11:56 (GMT+7)

Nhện hại cây trồng được phân thành các loài: nhện đỏ, nhện trắng, nhện vàng, nhện gié, nhện lông nhung v.v… đều có kích thước rất nhỏ, khó phát hiện...

Nhện trắng gây cháy trên vỏ cam quýt

Hỏi: Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc phòng trừ các loại nhện hại cây trồng, đã phun nhiều loại thuốc trừ sâu khác nhau nhưng ít hiệu quả. Xin quí báo giới thiệu cho một số loại thuốc đặc hiệu và hướng dẫn cách sử dụng?

(Trần Văn Bền - Đội 5, Nông trường Vân Du, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa)

Trả lời: Nhện hại cây trồng được phân thành các loài: nhện đỏ, nhện trắng, nhện vàng, nhện gié, nhện lông nhung v.v… đều có kích thước rất nhỏ, khó phát hiện bằng mắt thường, ưa các điều kiện thời tiết nóng và ẩm, khả năng sinh sản cao, vòng đời rất ngắn, có nhiều lứa, nhiều thế hệ trong một năm, sức phát triển quần thể cao, dễ bộc phát thành dịch trên nhiều loại cây trồng nhưng rất khó diệt trừ nếu không có những biện pháp hữu hiệu, khoa học. Mặt khác, nhóm nhện hại cây trồng không phải là côn trùng, chúng thuộc lớp động vật nên phần lớn các loại thuốc trừ sâu dùng để diệt trừ côn trùng ít hiệu quả mà phải sử dụng các loại thuốc trừ nhện chuyên dụng mới có tác dụng diệt trừ.

Một số thuốc trừ nhện đặc hiệu được khuyến cáo sử dụng:

Ortus 5EC: Thuốc chứa hoạt chất Fenpyroimate 5%, hiệu lực tuyệt vời với tất cả các giai đoạn sinh trưởng của nhện hại gồm: trứng, nhện non và nhện trưởng thành. Ở nồng độ thấp (sau phun vài tuần) thuốc có tác dụng ức chế nhện lột xác. Thuốc trừ được cả các loài nhện hại đã kháng các loại thuốc trừ nhện khác trước đó, không gây tính kháng thuốc với quần thể nhện hại. Thuốc ít độc với người, vật nuôi, ký sinh có ích và môi trường. Thuốc tác động tiếp xúc, phổ tác động rộng, hiệu lực cao đối với nhiều loài nhện hại cây trồng.

- Hướng dẫn sử dụng: Trừ nhện đỏ hại chè, nhóm cây ăn quả có múi; trừ nhện lông nhung hại vải, nhện trắng hay nhện lông vàng hại đào, hoa hồng… bằng cách pha 10-15ml hoặc 1 gói 12ml thuốc trong bình bơm 8-10 lít nước phun đẫm đều 2 mặt lá cây, lượng phun 0,75-1 lít thuốc/ha khi thấy nhện hại xuất hiện. Chú ý: ngừng phun thuốc 7 ngày trước khi thu hoạch sản phẩm.

Danitol 10EC: Thuốc chứa hoạt chất Fenpropathrin 10%. Thuốc có tác dụng tiếp xúc, thấm sâu mạnh, hiệu quả diệt trừ cao đối với nhiều loại sâu và nhện hại trên nhiều loại cây trồng như: nhện lông nhung hại vải, rệp hại bông, cam quýt…

- Hướng dẫn sử dụng: Với nhện lông nhung hại vải, pha 20-25ml thuốc với 8-10 lít nước phun kỹ trên tán, đặc biệt là mặt dưới lá với liều dùng 0,75-1 lít/ha (320-400 lít nước thuốc/ha).

- Với rệp hại bông, cam quýt, pha 25-35ml thuốc với 8-10 lít nước, phun kỹ trên tán với lượng dùng 1-1,5l/ha (320-400 lít nước thuốc/ha).

Comite 73EC: Thuốc có tác động tiếp xúc và xông hơi, khả năng diệt trừ nhanh (sau 1-2 ngày phun) và có thể kéo dài tới 20-25 ngày nên hiệu quả rất cao. Thuốc diệt được cả nhện non và nhện trưởng thành; ít có khả năng gây kháng thuốc. Thuốc trừ được các loài nhện hại bông, đậu đỗ, chè, cây ăn quả, cây cảnh. Chú ý: không dùng Comite 73EC trên các cây đu đủ, hoa hồng, hoa huệ.

Nitac 20EC: Là loại thuốc trừ nhện và trừ sâu dạng nhũ dầu, phòng trừ hữu hiệu các loài nhện đỏ, nhện vàng, nhện trắng trên nhiều loại cây trồng. Ngoài ra, phun Mitac 20EC còn làm giảm được sự gây hại của nhóm sâu chích hút như bọ phấn, rệp dính, rệp vảy, trứng và sâu non tuổi một của một số loại sâu ăn lá. Tuy nhiên, Mitac 20EC không được khuyến cáo dùng cho đậu và cây vải.

- Hướng dẫn sử dụng: Pha 20-30 ml/bình 8-10 lít, phun kỹ cả 2 mặt lá với lượng dùng 1,5-2 lít thuốc/ha (400-450 lít nước thuốc/ha).

Ngoài những loại thuốc chuyên dùng để trừ nhện trên đây, còn có một số loại thuốc ngoài tác dụng trừ sâu còn có cả tác dụng trừ nhện như Cascade 5EC, Vertimec 1,8EC/ND, Pegasus 500SC, DC-Tron Plus 98,8EC…; một số loại thuốc trừ bệnh cũng có khả năng trừ được nhện như Kumulus 80DF, Lime sulfur…

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Quảng Ninh có vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đầu tiên

Tháng 1/2024, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh được Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm.

Mỗi hộ trồng hàng trăm ha mía vẫn khỏe re

GIA LAI Những năm gần đây, cây mía đã cho nông dân vùng Đông Gia Lai có cuộc sống đủ đầy nhờ tiền vào rủng rỉnh. Cây mía đã khẳng định vị thế trên vùng đất này.