| Hotline: 0983.970.780

Thuốc quý giữa Đồng Tháp Mười

Thứ Tư 22/06/2011 , 11:52 (GMT+7)

Khi về huyện biên giới Mộc Hóa (Long An) hỏi thăm Khu bảo tồn rừng tràm, người ta sẽ nhắc ngay đến những câu chuyện về ông Ba Bé...

Khi về huyện biên giới Mộc Hóa (Long An) hỏi thăm Khu bảo tồn rừng tràm, người ta sẽ nhắc ngay đến những câu chuyện về ông Ba Bé và hàng ngàn hecta tràm gió, hàng trăm loại thuốc quý. Người dân nơi đây ai cũng biết ơn ông vì ông đã giúp cho họ bớt cái bệnh, bớt cái đau. 

 

Cưỡi trên chiếc thuyền ba lá, chúng tôi và anh lái đò tên Tấn chầm chậm tiến vào Khu bảo tồn rừng tràm của ông Bá Bé với những cây thuốc nam nổi tiếng khắp dải đất ĐBSCL. Dọc đường đi, hai bên bờ sông Vàm Cỏ Tây thật yên bình với những mái nhà nằm nép dưới lùm cây. Anh lái đò cười bảo, mùa này chưa có mưa lũ nên đi ngược Vàm Cỏ cũng dễ dàng, chứ mấy tháng nữa rất khó chạy bởi những dề lục bình kín cả dòng sông, nước chảy rất xiết.

Anh cũng cho biết, nằm giữa vùng đồng nước mênh mông, trụ sở của Cty dược liệu của ông Ba Bé vẫn chưa có đường bộ dẫn vào. Nói vậy không có nghĩa Cty này nhỏ mà bởi vì ông Ba Bé không muốn phá vỡ các hệ sinh thái sông nước đặc trưng ở đây. Ông muốn ai đến đây cũng phải đi thuyền ba lá, như một phần của cuộc sống văn hóa người dân nơi này.

Sau gần 1 giờ đi thuyền ba lá ngược sông Vàm Cỏ Tây, chúng tôi gặp được ông Ba Bé giữa đại bản doanh của Cty Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển dược liệu vùng Đồng Tháp Mười. Với vẻ bề ngoài hiền hậu cùng dáng đi hơi khó khăn do gánh nặng của tuổi tác và dấu vết đạn bom chiến tranh, trông ông Ba Bé có vẻ giống nông dân vùng Nam bộ hơn là giám đốc một Cty.

Ông Ba Bé tâm sự: “Mình sinh năm 1950, quê Bến Tre, nhưng vào sống và chiến đấu ở đây từ năm 16 tuổi. Khi ấy mọi thứ còn chưa có gì, chỉ nước ngập mênh mông. Từng chứng kiến rất nhiều cái chết của đồng đội, bà con nhân dân giữa vùng mênh mông nước phèn mặn này, tôi mới nảy ra ý định muốn học nghề thuốc để cứu người”.

Nhớ lại những ngày đầu tiên ở đây, ông nhìn xa xa phía rừng cây tràm gió, rồi trầm tư: “Khi ấy còn chưa có gì, chỉ nước mặn với nước phèn chua, mùa lũ nước ngập mênh mông cả. Tuy nhiên, với quyết tâm bảo vệ và đi lên từ cây tràm gió, một loài thuốc quý hiếm chữa bệnh cảm, ho sổ mũi, nhức đầu… nên mình kiên trì bám đất”.

Bằng nghị lực phi thường, tâm huyết vô hạn nên mấy chục năm qua đã có hàng ngàn tấn đất được đắp bờ làm thủy lợi, hàng trăm cây số bờ bao được khoanh vùng để hình thành nơi trú ngụ của hàng trăm loài cây thuốc quý và được coi như “bảo tàng xanh” giữa vùng Đồng Tháp Mười.

Đặc biệt, được sự giúp đỡ của hai người bạn chiến đấu cũ quê ở Long An là tiến sĩ Nguyễn Duy Cương, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế và dược sỹ Nguyễn Văn Én - Giám đốc Cty Dược liệu Trung ương 2, hiện nay Cty của ông Ba Bé đã được trang bị nhiều thiết bị máy móc hiện đại để tự chiết xuất, nghiên cứu một số loại tinh dầu, thuốc nam và tìm tòi thêm những công dụng khác.

Tuy ở giữa rừng sâu heo hút nhưng ông Ba Bé lại là người ghiền internet, thường xuyên cập nhật các kiến thức, tin tức cũng như tiến bộ của y học thế giới. Cộng thêm sự ham học hỏi nên mỗi lần đi nước ngoài công tác ông cũng mang về bổ sung cho “bảo tàng xanh” của mình nhiều loại cây mới, công dụng lạ như cây tràm gió Úc, cây chanh Brazil…

Trong câu chuyện về những loài cây thuốc quý, ông bảo: mỗi cây có một loại công dụng khác nhau, nhưng quan trọng là phải biết và sử dụng hợp lý thì sẽ phát huy hết khả năng kỳ diệu của chúng. “Vùng Đồng Tháp Mười này có rất nhiều cây thuốc quý như: cây sen làm hương liệu, thuốc an thần, thuốc bổ âm; cây bông súng chữa di tinh, bạch đới, ho, viêm đường tiết niệu; cây hà thủ ô; cây tràm gió dùng chiết xuất tinh dầu làm dầu gió…

Chia tay ông, rời xa bảo tàng xanh khổng lồ đầy thuốc quý giữa vùng đồng đất Tháp Mười này, cái tôi còn lưu giữ nguyên vẹn nhất chính là màu xanh bạt ngàn của tràm gió và mùi hương thoang thoảng đến nao lòng.

Ông Ba Bé cho biết, ngoài việc bảo tồn, phát triển, lưu giữ và thí nghiệm để tìm ra các công dụng mới của các loại thuốc quý, ông còn có kế hoạch đưa mọi người đến du lịch, nghỉ dưỡng để chữa bệnh. Ông phân tích, nhiều người Việt Nam sống ngay trên những cây thuốc mà không biết, thêm nữa, khi đi du lịch, nghỉ mát nhiều người vẫn thấy gò bó vì các dịch vụ cứ na ná như nhau. Thế nên việc kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng, chữa bệnh kiểu sinh thái như thế này sẽ khiến nhiều người chú ý, thích thú.

Dẫn tôi đi xung quanh khu vực “đại bản doanh” với nhiều xưởng chế biến, khu chế xuất cùng các phòng thì nghiệm hiện đại, ông bảo tài sản quý giá nhất của ông không phải những cái máy hiện đại này, mà là những cánh rừng tràm xanh ngút ngàn và hàng trăm loại dược liệu quý.

Tôi để ý thấy trong khi nói, ánh mắt ông ánh lên đầy vẻ tự hào xen lẫn niềm vui hân hoan. Tôi biết rằng, công sức và nỗ lực mấy chục năm trời của ông để hình thành lên một bảo tàng cây thuốc quý giữa mênh mông nước vùng Đồng Tháp Mười đã khiến cho ông vui tươi như thế!

Đang đi dạo cùng ông thì trời chuyển mưa, gió lạnh thổi về ào ạt. Tôi bèn cáo từ vì sợ không kịp về thành phố. Ông liền gọi người chở thuyền cho tôi về lại nơi gửi xe. Ông bảo mưa ở Đồng Tháp Mười khủng khiếp lắm, có thể còn mất điện nữa vì đường dây điện dẫn vào không được kiên cố lắm.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm