| Hotline: 0983.970.780

Thương hiệu phân bón phía sau thành công của cây cam

Thứ Năm 15/12/2016 , 06:50 (GMT+7)

Đóng góp vào thành công của cây cam trong những năm qua không thể không nhắc tới thương hiệu phân bón đa yếu tố Văn Điển.

20-17-14_cm_co_phong_hinh_nh_ct_cm
Phân bón Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối đa, trung, vi lượng cho cây cam
 

Những năm gần đây, cam vươn lên trở thành cây có múi chủ lực mang lại hiệu qua kinh tế cao cho người nông dân, trong đó điển hình là các vùng cam nổi tiếng của cả nước như Cao Phong (Hòa Bình), Hàm Yên (Tuyên Quang), Bắc Quang (Hà Giang), Xã Đoài (Nghệ An), Lục Ngạn (Bắc Giang)… Đóng góp vào thành công của cây cam trong những năm qua không thể không nhắc tới thương hiệu phân bón đa yếu tố Văn Điển.
 

Đặc tính của cây cam

Cam là loại cây ăn quả quý, quả ăn ngon có giá trị dinh dưỡng cao nên trồng cam mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Nhiều năm nay, các tỉnh miền núi Hòa Bình, Hà Giang, Nghệ An, Tuyên Quang, Bắc Giang… nổi tiếng với các vùng cam đặc sản được người tiêu dùng ưa chuộng, tin tưởng hơn so với các loại cam nhập ngoại không rõ xuất xứ, nguồn gốc. Cây cam đã giúp cho người dân trở thành những người giàu có, thu nhập bình quân lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm, nhiều vùng đã xuất hiện các tỷ phú cam.

Sau mỗi vụ thu hoạch, trung bình một tấn quả cam tươi lấy đi từ trong đất: 1,7kg N; 0,5kg P2O5 và 3,2kg K2O. Như vậy, với năng suất 20 tấn/ha, cam sẽ lấy đi từ đất 34kg N, 10kg P2O5  và 64kg K2O.

Khảo sát thực tế cho thấy, đất trồng cam hiện chủ yếu là đất đồi màu vàng tạo ra do quá trình phong hóa đá feranit, tầng canh tác dày, độ pH hơi chua, từ 5 - 5,5. Trong khi đó, cam phù hợp với đất tơi xốp thoát nước tốt, tầng canh tác dầy, độ pH cần cải thiện lên 5,5 - 6,5. Bởi khi độ chua của đất thấp hơn 5,5 bộ rễ cam dễ bị sắt, Mg di động gây độc hại, cây cam dễ bị thiếu yếu tố dinh dưỡng như Canxi, Magie, P và Mo, hoạt tính của các vi sinh vật đất cũng bị giảm thấp.
 

Dấu ấn phân Văn Điển

Sở hữu diện tích nhiều nhất huyện Cao Phong, Hòa Bình với trên 400ha, Công ty TNHH MTV Cam Cao Phong (năm 2013 lọt vào TOP 50 doanh nghiệp có thương hiệu mạnh toàn quốc) là khách hàng truyền thống lâu đời của phân bón Văn Điển. Từ hàng thập niên qua, đa số diện tích cam đều được bà con bón lân Văn Điển.

Ông Nguyễn Văn Ánh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao Phong cho hay: “Bón phân Văn Điển giúp cây cam có bộ rễ tốt, lá xanh, dầy lá, nhiều hoa, tỷ lệ đậu quả cao, quả tròn đều, lúc non xanh theo màu lá, lúc chín quả vàng đều mọng nước vị ngọt thơm. Những năm trước khi chưa bón phân Văn Điển cả vườn cam cằn cỗi, cây thấp, lá nhỏ, độ bền cây kém, lá hay bị vân xanh vân vàng, quả ít, quả beo, tép không giòn, ăn nhạt. Phân Văn Điển giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng và hiệu quả góp phần làm nên thương hiệu cam Cao Phong”.

Trao đổi với các công nhân trực tiếp SX của Công ty Cam Cao Phong, chúng tôi đều được họ thật thà tâm sự rằng, những năm trước khi chưa có phân Văn Điển, vườn cam cây cằn cỗi, cây thấp, lá nhỏ, độ bền cây kém, lá hay bị vân xanh, vân vàng, có khi cả vườn ngả màu vàng, quả ít, quả beo, tép không giòn, ăn nhạt, chua chứ không được ngọt và ngon như hiện nay.

Quả thực, việc sử dụng phân Văn Điển đã thành tập quán và góp phần giúp nhiều hộ nông dân ở Cao Phong thu hàng tỷ đồng trong vụ cam này. Điển hình là gia đình ông Nguyễn Thế Bình, xã Tân Phong.

Ông Bình chia sẻ kinh nghiệm, lân Văn Điển bón cho cam qua đông có tác dụng tạo cho cây có bộ rễ tốt, cứng cây, xanh lá. Phân NPK Văn Điển bón thúc các đợt lộc xuân, hè, thu, mỗi đợt bón từ 0,5 - 1,5kg/gốc tùy theo tuổi cây và tán cây. Bón như vậy cây sẽ cân đối được dinh dưỡng, tăng khả năng chịu hạn, chịu rét, chống bệnh tốt.

Từ bón phân lân đơn thấy hiệu quả, nhiều gia đình đã chuyển sang bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cam, vừa giảm được số lần bón, giảm chi phí và năng suất, chất lượng cam tốt hơn.
 

Vì sao người trồng cam tin dùng phân Văn Điển?

Theo tài liệu do các nhà khoa học cung cấp, phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân đa yếu tố, ngoài chất dinh dưỡng chính là lân còn có các chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng như vôi, manhe, silic, đồng, bo, mangan, sắt, kẽm, molipden, coban…

Phân bón Văn Điển có tính kiềm (pH 8 - 8,5), không độc hại, không tan trong nước mà tan trong dung dịch chua của rễ cây tiết ra nên khi bón xuống đất không bị rửa trôi, cung cấp dinh dưỡng từ đầu vụ đến cuối vụ.

20-17-14_cm
Phân bón Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối đa, trung, vi lượng cho cây cam
 

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển ngoài dinh dưỡng lân còn có đầy đủ các chất trung lượng và vi lượng còn có đạm, kali, các chất dinh dưỡng trên được phối trộn một cách cân đối phù hợp với từng loại cây và từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Nếu cây sử dụng không hết, phân giữ lại trong đất cho vụ sau.

Phân bón Văn Điển có tác dụng cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, không làm cho đất chua, chai cứng như các loại phân hóa học khác, giữ cho cây bền tuổi thọ cho giá trị kinh tế ổn định.
 

Cách sử dụng phân Văn Điển cho cam sau thu hoạch

Kali là yếu tố dinh dưỡng cây cam hút nhiều nhất. Chính vì vậy, bón kali làm tăng năng suất cam tới 10 - 46%. Và hệ số lãi do bón phân cân đối với năng suất cam có thể đạt 4,5 - 5. Ngoài bón phân cân đối NPK và các chất trung, vi lượng để đạt được mục tiêu cải tạo đất, mỗi ha đất hàng năm cần bổ sung ít nhất 15 tấn phân hữu cơ hoai mục. Liều lượng bón phân cân đối cho cam là: 150 - 180N, 40 - 60 P2O5 và 180 - 240kg K2O trên 1ha.

Bón phân NPK Văn Điển giúp cam sinh trưởng, phát triển tốt, tăng năng xuất chất lượng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh và những điều kiện ngoại cảnh bất thuận nên giảm chi phí và tăng thu nhập cho nông dân.

Phân NPK Văn Điển bón cho cam có 2 loại: NPK 16-5-17 và NPK 5-10-3. Phân NPK Văn Điển 16-5-17 có thành phần dinh dưỡng: N:16%; P2O5: 5%; K2O: 17%; S: 1%; MgO: 5%; CaO: 8%; SiO2: 7% và các chất vi lượng Zn, B , Cu, Co, Mn…

Đối với cam kinh doanh, số lượng phân đầu tư tùy theo tuổi cây và năng suất. Mỗi năm bón làm 4 đợt:

Đợt 1 sau khi thu hoạch quả, giúp cam hồi sức sau nhiều tháng nuôi quả tốn nhiều dinh dưỡng, bón một cây từ 2 - 3kg NPK 5-10-3.

Đợt 2 bón trước khi ra hoa nhằm kích thích ra hoa và nuôi lộc xuân, bón một cây từ 2 - 2,5kg NPK 16-5-17.

Đợt 3 bón nuôi quả (sau khi rụng quả sinh lý, quả bằng ngón tay) bón một cây 1 - 2kg NPK 16-5-17.

Đợt 4 trước khi thu hoạch 1 - 1,5 tháng, giúp tăng trọng lượng quả, tăng độ nước và vị ngọt, bón một cây 1- 2kg NPK 16-5-17. Cách bón: đào rãnh dải phân theo hình chiếu của tán cây trở vào, cách gốc 40 - 60cm, bón phân lấp đất, tưới đủ ẩm giúp cam tăng trọng lượng quả, tăng độ nước và vị ngọt.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cam là loại phân giàu dinh dưỡng vì ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung và vi lượng, các chất trên với tỷ lệ cân đối, hợp lý, đáp ứng với yêu cầu từng giai đoạn và suốt quá trình sinh trưởng của cây. Phân có tỷ lệ Canxi (vôi) tương đối cao nên có tác dụng cải tạo đất chua để tạo ra độ pH phù hợp với cây cam. Canxi còn có tác dụng trung hòa Fe và Mg di động để chúng không gây hại bộ rễ, tạo môi trường thuận lợi cho quần thể vi khuẩn đất hoạt động nên ngoài có lợi cho cây trồng còn có tác dụng cải tạo đất.

 

Xem thêm
Nuôi trâu, bò vỗ béo gặp khó khi giá xuống thấp

Trước tình trạng giá trâu, bò thịt giảm, các hộ nuôi vỗ béo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh giảm số lượng nuôi, có hộ thậm chí tạm dừng.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Làng thông minh - 'Cuộc cách mạng' mới ở Đồng Tháp

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, làng thông minh được xây dựng từ các hội quán nông dân, phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.