| Hotline: 0983.970.780

Thương lái ép giá, "giam" tiền mua heo

Thứ Tư 10/04/2013 , 10:53 (GMT+7)

Hiện người chăn nuôi không chỉ khốn đốn với giá heo thấp mà còn gánh thêm nạn bị thương lái ép giá và “giam” tiền mua heo...

Hiện người chăn nuôi không chỉ khốn đốn với giá heo thấp mà còn gánh thêm nạn bị thương lái ép giá và “giam” tiền mua heo...

Được sự hướng dẫn của ông Trần Thanh Tùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Nhâm, TX Thuận An, tỉnh Bình Dương, chúng tôi đến trại heo của bà Hoàng Thị Lan ở ấp Bình Hòa, nuôi 60 heo thịt, 5 con nái. Bà Lan cho biết, mấy hôm nay chạy đôn, chạy đáo tìm thương lái bán bầy heo thịt 40 con đã quá lứa nhưng vẫn không được. “Tuần trước, bà Thanh, một thương lái ở xã An Sơn kế bên vào xem và đồng ý mua bầy heo thịt của tui giá 3,7 triệu đồng/tạ (37.000 đ/kg). Tui chấp nhận bán để trả nợ tiền thức ăn, thuốc thú y. Nhưng chưa kịp bán thì mấy tiếng đồng hồ sau, bà này gọi điện thoại nói giá heo giảm nên đề nghị lại giá có 36.000 đồng, nếu đồng ý thì đến mua. Tui tính ra 1 con heo quá lứa nặng hơn 1,3 tạ tức mất cả 1 triệu đồng/con, bán 40 con heo thịt vị chi mất 40 triệu. Tiếc quá tui không bán nữa mà ráng giữ lại ít ngày tới xem giá có lên chút nào không?”.


Đàn heo thịt quá lứa của bà Hoàng Thị Lan ở ấp Bình Hòa, xã Bình Nhâm, TX Thuận An, tỉnh Bình Dương đến nay vẫn không thể xuất chuồng do thương lái “bỏ giá” rồi.. chạy

Điều làm chúng tôi hơi ngạc nhiên là ngay bên ngoài dẫn vào chuồng heo của bà Lan chất đầy chum (bon) nhựa chứa đầy thức ăn cơm thừa, cang cặn mùi chua bốc lên, cùng với bã mì đựng trong các bao xác rắn 50kg nằm lăn lóc. Bà Lan giải thích, bã mì mua 2.000 đ/kg, còn cơm thừa canh cặn mua “xô” được thải ra từ các nhà hàng, xí nghiệp với giá đổ đồng 500 đồng/kg cho heo quá lứa ăn cầm cự, thay vì thức ăn công nghiệp. “Hiện nay trong xã có 80 hộ chăn nuôi với khoảng 10 ngàn con heo, trong đó số lượng heo thịt quá lứa nuôi 7- 8 tháng chưa bán được vẫn còn nhiều. Hộ nào cố cầm cự thì buộc phải mua thức ăn giá rẻ cho heo để tiết kiệm chi phí. Nhưng thức ăn giá rẻ không đủ chất dinh dưỡng nên heo quá lứa dễ nhiễm bệnh, thương lái đến mua chê, ép giá”- Ông Tùng nói vậy.

Chúng tôi tiếp tục đến huyện Bến Cát, nơi có tổng đàn trên 200 ngàn con heo của các công ty, trang trại và hộ gia đình. Theo ông Nguyễn Văn Trí (Trưởng trạm Thú y huyện), quả thật hiện nay đang có tình trạng nhiều hộ chăn nuôi địa phương đang ém heo quá lứa không chịu bán vì một phần thương lái ép giá, phần khác sợ lỗ. “ Cỡ heo nặng 95-100 kg là xuất chuồng được rồi, còn heo trên 1 tạ xem như quá lứa, còn nuôi kéo 1,3-1,5 tạ/con là quá to. Tôi đi xuống cơ sở nghe nhiều nông dân than phiền là heo quá lứa thường bị thương lái ép giá với lý do heo to, mỡ nhiều, khó bán. Thế nên, hộ chăn nuôi để heo quá lứa lâu chừng nào thiệt chừng ấy”- Ông Trí nói.

“Xã có 150 hộ chăn nuôi heo, trong đó qui mô nuôi 100 con heo trở lên rất nhiều, có thời điểm xuất chuồng vài chục con bán cho thương lái trị giá từ vài chục đến vài trăm triệu đồng mà không có mảnh giấy lộn. Vừa qua, chúng tôi nhận được một số phản ánh, khiếu nại của bà con về thương lái “giam” tiền mua heo không chịu trả nhưng không có cơ sở xử lý. Ngoài ra, trên địa bàn đang có 1 đại lý từ chủ nợ biến thành con nợ buộc phải đóng cửa. Nguyên nhân chính là người chăn nuôi “nợ xấu” đại lý 5 tỷ do nuôi heo thua lỗ và thương lái “giam” tiền. Trong khi đó, công ty bán thức ăn lại tìm cách siết nợ đại lý” (Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch HND xã An Điền, huyện Bến Cát)

Trang trại của hộ ông Lưu Thành Tiến, ở ấp Tân Lập, xã An Điền vay ngân hàng 150 triệu đồng để giữ đàn heo 10 nái, 120 thịt cho dù từ đầu năm đến nay, đàn heo của trang trại ông bán ra dao động 3,7-3,9 triệu đồng/tạ, lỗ từ 300-500 ngàn đồng/tạ. Bởi đã quá quen với cảnh trồi sụt của nghề chăn nuôi heo nên ông Tiến kiên quyết “bám” nghề. Tuy nhiên, mới đây khi ông bán 80 con heo thịt quá lứa cho bà H., một thương lái ở Thị Trấn Mỹ Phước với giá 3,6 triệu/tạ nhưng đã 10 ngày qua bà H mới trả cho ông đúng 90 triệu, “giam” lại hơn 200 triệu. “Tôi điện thoại nhiều lần, bà H than lỗ quá nên xin khất, chậm nhất đến 15/4 này sẽ trả dứt điểm. Mà giả sử bà này không giữ đúng lời hứa thì tui cũng không biết kiện ở đâu vì hai bên không có hợp đồng mua bán, chỉ thỏa thuận miệng với nhau mà thôi!”- Ông Tiến nói bức xúc.

Ông Phạm Văn T., một thương lái heo nổi tiếng ở xã Tân Hưng, huyện Bến Cát khi nghe chúng tôi nói về trường hợp bà H than lỗ khi mua heo của ông Tiến, ông này cười phá lên nói rằng: “Thương lái heo có 2 dạng. Thứ nhất là đi mua gom ở các hộ chăn nuôi, trang trại sau đó về bán lại cho mấy lò mổ, các công ty để “ăn” chênh lệch giá và trọng lượng heo. Nếu mua không khéo, không có bí quyết cân heo “đểu” thì gặp lúc giá heo thị trường xuống thấp vẫn có thể lỗ nhưng rất hạn hữu. Thứ hai, thương lái kiêm luôn chủ lò mổ. Trường hợp này chắc chắn không bao giờ lỗ, bình quân con heo 1 tạ, sau khi mua về giết mổ đưa ra thị trường từ A đến Z thì cầm chắc lãi 1 triệu đồng/con, bất kể giá heo có lên hay xuống”.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm