| Hotline: 0983.970.780

Thương lái Trung Quốc tranh mua khóm

Chủ Nhật 10/06/2012 , 22:36 (GMT+7)

Sau dừa, khoai lang, cua..., các thương nhân Trung Quốc đã đến vùng nguyên liệu ở ĐBSCL đặt trạm và trực tiếp mua khóm (dứa) của nông dân với giá cao. Họ còn tới tận ruộng khóm xem xét và gợi ý sẽ “cung cấp thuốc” để nông dân xử lý cho trái thật to!

Sau dừa, khoai lang, cua..., các thương nhân Trung Quốc (TQ) đã đến vùng nguyên liệu ở ĐBSCL đặt trạm và trực tiếp mua khóm (dứa) của nông dân với giá cao. Họ còn tới tận ruộng khóm xem xét và gợi ý sẽ “cung cấp thuốc” để nông dân xử lý cho trái thật to!


Một thương lái Trung Quốc ở trạm mua khóm xã Long Định

Bà Y., chủ một vựa khóm tại xã Phước Lập, H.Tân Phước (Tiền Giang), cho biết sau khi đặt trạm bên bờ Kênh Xáng thuộc xã Long Định (H.Châu Thành), thông qua 2 đầu mối là người Việt, mấy tuần qua các thương lái TQ đã mua khóm có trọng lượng từ 1,1 kg/trái trở lên với giá 4.400 đồng/kg; loại từ 1,3 kg/trái trở lên giá 6.000 đồng/kg. Mỗi ngày, họ mua từ 20 đến 40 tấn rồi đóng thùng, cho lên xe đông lạnh chuyển về TQ. “Lúc đầu họ yêu cầu mua khóm có trọng lượng từ 1,1 kg/trái. Nhưng sau đó thấy có khóm lớn cỡ từ 1,3 kg/trái, thế là họ dạt trả khóm loại 1,1 kg trở về, không thèm mua nữa”, bà Y. nói. Tuy nhiên, mấy ngày nay ở Tiền Giang đang “động” nên họ đã dời điểm mua khóm qua Rạch Chanh, tỉnh Long An.

Ông Bùi Công Thành, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Quyết Thắng (xã Tân Lập 2, H.Châu Thành, Tiền Giang), cũng cho biết: “Vừa rồi có 2 đầu mối tại TP.HCM điện thoại gặp tôi đặt mua khóm xuất qua TQ từ 20 tấn mỗi ngày, điều kiện là khóm phải đạt chuẩn từ 1 kg/trái trở lên. Nhưng tôi đã từ chối và đưa ra điều kiện của HTX là mua bán phải có hợp đồng và làm ăn lâu dài. Cho dù bán cho thương lái TQ với giá cao hơn nhưng chúng tôi vẫn không dám bán, vì sợ giữa chừng họ không mua nữa thì HTX sẽ không biết bán cho ai”.

Cũng theo ông Thành, vừa rồi có một thương lái TQ dẫn theo một thông dịch viên đến tận ruộng khóm của HTX Quyết Thắng để đặt mua. Nhưng sau khi xem qua thì họ chê khóm của HTX trái quá nhỏ. Do vậy, họ đặt vấn đề sẽ “cung cấp thuốc” để HTX xử lý cho khóm ra trái thật to và họ sẽ “bao tiêu” hết sản lượng đối với trái khóm có trọng lượng từ 1,5 kg trở lên. Chưa biết thực hư “thuốc” xử lý cho trái to đó ra sao và có độc hại gì không, nhưng ông Thành đã thẳng thừng từ chối vì nếu giữa chừng họ không mua nữa thì loại khóm “khổng lồ” đó sẽ không biết bán cho ai. 
 

Người TQ đổ về Cà Mau mua cua

Chiều 9.6, đại úy Mã Thiện Hùng, Phó trưởng công an thị trấn Năm Căn, H.Năm Căn (Cà Mau), cho biết trên địa bàn hiện vẫn còn 20 người TQ tạm trú ở các khách sạn, nhà trọ, nhà dân... để thu mua cua.

Cũng theo ông Hùng, muốn thắt chặt việc người TQ đến thu mua cua ở địa phương thì lực lượng QLTT phải vào cuộc. Bởi hiện tại, lực lượng QLTT địa phương đang bỏ ngỏ, không kiểm tra sát sao. Điển hình như dây trói cua, người TQ cứ tuồn vào và bắt lái cua địa phương phải mua dây của họ. Vụ việc diễn ra hơn năm nay, mà hỏi thì QLTT nói không biết.

Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Hoàng Vũ, một chủ vựa thu mua cua ở H.Đầm Dơi (Cà Mau), cho hay hiện người TQ đến Cà Mau thu mua cua ngày càng đông, bởi Cà Mau đang vào vụ thu hoạch cua. Hiện H.Đầm Dơi có gần 20 thương lái TQ; chưa kể số thương lái ở các khách sạn tại TP.Cà Mau “điều phối” thị trường cua của tỉnh.

Theo Thanh Niên

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm