| Hotline: 0983.970.780

Thưởng Tết năm 2014: Không có đột biến

Thứ Sáu 20/12/2013 , 14:48 (GMT+7)

Theo ghi nhận của NNVN ngày 19/12, như mọi năm, DN cố gắng giữ chân người lao động bằng cách thưởng 1-2 tháng lương.

Các DN đang rục rịch lên phương án thưởng Tết năm 2014 chính thức cho người lao động. Theo ghi nhận của NNVN ngày 19/12, như mọi năm, DN cố gắng giữ chân người lao động bằng cách thưởng 1-2 tháng lương.

Trao đổi với NNVN, ông Lê Xuân Luyện, Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng, dịch vụ và hợp tác lao động (OLECO) cho biết, giống như mọi năm, gần đến thời điểm Tết, đa số người lao động có tâm lý mong chờ vào khoản “lương tháng 13” sau một năm cố gắng làm việc.

Để cân đối và gút số tiền lương thưởng năm 2014 cho hơn 200 cán bộ, nhất là số người có hoàn cảnh khó khăn, lãnh đạo OLECO đã yêu cầu các chi nhánh sớm có báo cáo về phương án lương, thưởng Tết. “Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng chúng tôi vẫn cố gắng dành cho mỗi CBCNV 2 tháng lương để ăn Tết với xấp xỉ 20 triệu đồng/người, cao hơn năm ngoái một chút” - ông Luyện chia sẻ.


Công nhân ngành dệt may dự đoán nhận thưởng Tết từ 3-4 triệu đồng/người

Còn ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho hay, hiện có hơn 40 đơn vị trực thuộc Hapro với hơn 6.000 cán bộ, công nhân viên. Trong thời buổi kinh tế suy giảm thế này, lo lương đầy đủ hàng tháng cho CBCNV đã là cái khó. Tuy nhiên, bằng mọi nỗ lực, lãnh đạo Tổng công ty xác định, dù ít dù nhiều cũng phải có đồng thưởng Tết cho anh em và thấp nhất phải như năm ngoái là một tháng lương. Với những đơn vị làm ăn thua lỗ cũng phải 1/2 tháng lương.

Chia sẻ với NNVN, Trưởng phòng Chính sách Lao động – Tiền lương, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội Phạm Văn Thanh cho biết, dự kiến mức thưởng Tết bình quân của các DN cho người lao động sẽ dao động ở mức 2-7 triệu đồng/người. Với các DN vốn nhà nước, mức thưởng Tết bình quân từ 5-7 triệu đồng/người.

Với khối ngân hàng có thể mức thưởng cao hơn một chút. Bên cạnh đó, chỉ có một số ít DN FDI làm ăn có lãi dự kiến chi mức thưởng Tết cao hơn năm 2013, nhưng cao nhất không vượt quá 30 triệu đồng/người. 

Theo ông Thanh, lo ngại nhất hiện nay chính là tình hình lương, thưởng tại các DN đã ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản bởi tính đến thời điểm này, Hà Nội có gần 2.000 DN công bố phá sản, giải thể (chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản). Nó đồng nghĩa với việc, có hàng chục ngàn người lao động mất việc làm nên Tết này không có lương, thưởng.

Vì vậy, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội đã lên sẵn chương trình hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán như tặng quà, hỗ trợ tàu xe về quê ăn Tết.

Bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Tiền lương, Bộ LĐ-TB&XH nhận định, tình trạng sản xuất kinh doanh vẫn còn khó khăn, chỉ lo lương hàng tháng đầy đủ cho người lao động đã là khó nên việc thưởng Tết sẽ không có sự đột biến. Hiện tại Bộ đang tổng hợp thông tin từ các DN, địa phương để vài ngày nữa có thể công bố cụ thể mức lương, thưởng Tết năm 2014.

Tuy nhiên, bà Minh dự đoán, mức thưởng Tết ở cả 3 nhóm là hàng trăm triệu đồng, vài triệu đến hàng chục triệu và rất ít (vài trăm ngàn) đều giảm hơn so với năm ngoái.

Ban quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp (Hepza – TP.HCM) công bố, đa số DN đều có mức thưởng trung bình từ 3-5 triệu đồng/người. Ngoài mức thưởng Tết, công nhân ở một số công ty còn được công đoàn tặng một phần quà Tết (gồm dầu ăn, gạo, đường, bột ngọt...) trị giá từ 200.000- 500.000 đồng/người.

Cũng theo Hepza, năm 2013, DN trong nước, mức thưởng cao nhất là 400 triệu đồng nằm trong nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, mức thấp nhất là 2,1 triệu đồng. Đối với loại hình DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), mức thưởng cao nhất là 217,4 triệu đồng, thấp nhất là 2,3 triệu đồng.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm