| Hotline: 0983.970.780

Thủy châm, phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Thứ Ba 03/06/2014 , 08:30 (GMT+7)

Các bệnh thường được chữa phương pháp thủy châm là đau nửa đầu mãn tính, thiểu năng tuần hoàn não, viêm thần kinh hông to..., đặc biệt là những cơn đau cấp...

“Có bệnh thì vái tứ phương” – chị Đỗ Thị Lưu mở đầu câu chuyện với chúng tôi như vậy tại Trung tâm Y tế lao động (Bộ NN – PTNT) ở 178 Thái Hà, Hà Nội. Hôm đó, tôi đưa người thân đi khám sức khỏe. Trong lúc chờ làm thủ tục, chúng tôi ngồi ở hành lang và nghe chị kể về bệnh tình chồng mình.

Chồng chị là anh Nguyễn Văn Chế, ở thôn Đồng Chầm, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội. Hai vợ chồng lam lũ ruộng đồng suốt bao năm nay không đủ ăn. Từ khi chồng đi viện đến nay, trong nhà có thứ gì bán được là chị bán hết. Ngặt một nỗi, hàng chục lần đi viện nhưng mỗi lần một bản kết luận về bệnh tình của chồng.

Chị Lưu kể, đầu năm 2011, khi thấy chồng có triệu chứng mệt mỏi, không ăn được, gia đình đưa anh đi cấp cứu ở BV Sóc Sơn. Bệnh viện kết luận bị tiểu đường. Sau 3 ngày điều trị thấy không có chuyển biến, người mệt thêm, bệnh viện đồng ý cho anh chuyển tới BV Thanh Nhàn (Hà Nội). Sau 11 ngày nằm điều trị với phác đồ là bị ngoại tâm thu thất, anh Chế điều trị 3 tháng theo đơn của BV Thanh Nhàn nhưng triệu chứng cũ tái phát, có phần nặng hơn.

Vợ chồng lại khăn gói đến BV Bắc Thăng Long khám và điều trị đến 6 lần (mỗi lần nằm viện 7 ngày). Điều đặc biệt là lần thì bệnh viện kết luận anh Chế bị thiểu năng vành, lần thì bị tăng huyết áp. Tất cả những lần như thế, đàn gà, con lợn trong chuồng nhà chị cứ thế ra đi.

Thế rồi, anh chị lại dìu dắt nhau đến BV Tâm thần Hà Nội. Tại đây, bệnh viện chẩn đoán anh Chế bị thiểu năng tuần hoàn não. Điều trị 6 tháng vẫn không ổn. Tháng 9/2013, có anh Liên là người thân với gia đình làm lái xe tại Trung tâm Y tế lao động giới thiệu nên vợ chồng anh khăn gói đi ngay trong đêm.

Sau khi nhập viện, các y, bác sỹ của Trung tâm đã tiến hành chụp, chiếu, xét nghiệm và làm các kỹ thuật kiểm tra nhưng vẫn không xác định được bệnh cho anh Chế. “Lúc đó, thì vợ chồng tôi quá chán nản, mệt mỏi lắm rồi” – chị Đỗ Thị Lưu bộc bạch. Cuối giờ chiều hôm đó, chị Lưu xin phép Trung tâm được ở lại một đêm để sáng mai về nhà. “Thực tình là tôi vẫn muốn đưa chồng đến BV Quân y 108, coi như đó là lần hy vọng cuối cùng” – chị Lưu nhớ lại.

Cả đêm không ngủ, trời chưa sáng mà vợ chồng anh đã dậy lục đục thu dọn mọi thứ. Trước lúc ra về, chị Lưu tìm đến BS Hà Việt Trung – PGĐ Trung tâm, với tâm nguyện xin một lời khuyên vì vẫn còn đắn đo có nên chuyển sang BV Quân y 108 hay không. Lúc này bác sỹ Trung mới được tiếp cận hồ sơ bệnh án của anh Chế.

Theo lời BS Hà Việt Trung thì sau khi nghiên cứu bệnh án và cho tiến hành kiểm tra lại một lần nữa, BS Trung đã có kết luận về bệnh tình của anh Chế là: Rối loạn hệ thần kinh thực vật. Đây là một kết luận hoàn toàn khác so với các chẩn đoán trước đó. Vợ chồng anh Chế quyết định ở lại Trung tâm thêm thời gian để được điều trị theo phác đồ của BS Hà Việt Trung là dùng phương pháp thủy châm.

Theo lời BS Hà Việt Trung, từ năm 1995, khi về công tác ở Trung tâm Y tế lao động đến nay đã có hơn 100 bệnh nhân được anh trực tiếp khám và điều trị bằng phương pháp thủy châm. 
Các bệnh thường được BS Trung dùng phương pháp thủy châm là đau nửa đầu mãn tính, thiểu năng tuần hoàn não, viêm thần kinh hông to, hội chứng cổ vai cánh tay cấp, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, đặc biệt là những cơn đau cấp...

Suốt 1 tuần với phương pháp thủy châm, kết hợp uống thêm thuốc Tây thì tình trạng sức khỏe của anh Chế bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Sau 10 ngày được thủy châm, nhận thấy sức khỏe dần ổn định, người khỏe lên, trong người thấy thỏai mái và ăn uống thấy ngon miệng nên vợ chồng anh đã xin về nhà.

Theo chỉ dẫn của BS Trung, mỗi tháng anh Chế trở lại Trung tâm một lần và thực hiện việc thủy châm 7 ngày/đợt, cùng với việc uống thuốc Tây nhưng liều lượng giảm. Phương pháp đó được anh Chế duy trì cho đến tháng 2/2014. Tại thời điểm này, phác đồ điều trị của anh Chế đã được thay đổi là thủy châm kết hợp uống thuốc Đông y.

“Như một phép thần kỳ đến với tôi” – anh Nguyễn Văn Chế, người mà chúng tôi nhắc từ đầu câu chuyện đến giờ đã thốt lên như vậy khi nói về kết quả điều trị của anh ở Trung tâm. Anh Chế tâm sự: “Khó khăn, vất vả, đau khổ, tốn kém thế nào thì chắc vợ tôi đã chia sẻ với chú hết rồi. Riêng tôi thấy mình đã khỏe rất nhiều. Tôi tự thấy mình đã tìm được đúng bệnh, gặp được đúng thầy và được dùng đúng thuốc”.

Việc điều trị theo phương pháp thủy châm ở Trung tâm Y tế lao động đã rất thành công với nhiều bệnh nhân. Điều này đã được khẳng định bằng việc có hàng trăm bức thư của các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân gửi đến cảm ơn Trung tâm và cá nhân BS Hà Việt Trung sau thời gian điều trị ở Trung tâm về nhà khỏe mạnh hẳn lên...

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm