| Hotline: 0983.970.780

Thủy lợi cho thủy sản: Nhu cầu cấp bách

Thứ Ba 12/08/2014 , 09:00 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT vừa phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị chuyên đề "Quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nhu cầu nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL"

Hội nghị diễn ra tại TP Rạch Giá và do Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng chủ trì.

Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, ĐBSCL hiện có trên 1,3 triệu ha diện tích NTTS, trong đó nuôi nước mặn, lợ 886.249 ha, còn lại là nuôi nước ngọt. Đối tượng nuôi mặn và lợ chủ yếu là tôm sú, thẻ chân trắng, nhuyễn thể và cá biển. Vùng nước ngọt thì cá tra là đối tượng chủ lực, tôm càng xanh và các loài cá bản địa.

Riêng về con tôm, ĐBSCL đóng góp tới 92,5% về diện tích và 79,8% sản lượng trong tổng số 654.000 ha thả nuôi và 540.934 tấn tôm thu được của cả nước trong năm 2013.

Từ đầu năm đến nay, sản lượng tôm thu hoạch đều tăng, nhất là tôm thẻ chân trắng tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ. Tính đến hết tháng 6/2014, ĐBSCL đã thả nuôi được 586.473 ha tôm, sản lượng thu hoạch 222.496 tấn (chiếm gần 92% diện tích và 84,7% sản lượng cả nước).

Về cá tra, năm 2013, ĐBSCL thả nuôi được hơn 52.000 ha, sản lượng thu hoạch 1.150.000 tấn, năng suất đạt từ 200 -300 tấn/ha, cá biệt có nơi đạt tới 500 tấn/ha.

Tôm nuôi và cá tra là 2 mặt hàng thủy sản chủ lực của ĐBSCL có đóng góp to lớn vào kim ngạch XK của cả nước. Trong tổng số 3,45 tỷ USD thu về từ XK thủy sản 6 tháng đầu năm nay, riêng con tôm đã đóng góp 1,7 tỷ USD.

Mặc dù vậy, hiện cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS ở ĐBSCL, nhất là hệ thống thủy lợi còn rất nhiều bất cập, chủ yếu vẫn là dùng chung với hệ thống phục vụ SX nông nghiệp. Vì vậy, ngoài việc tác động đến hiệu quả nuôi còn tiềm ẩn nguy cơ về ô nhiễm môi trường, dịch bệnh… Cơ sở hạ tầng khác như điện, giao thông… phục vụ NTTS chưa được đầu tư nhiều dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu phát triển.

"Thay vì chỉ dựa vào lợi thế đất đai, con người... thì cần tính toán để nâng cao giá trị gia tăng. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về nâng cao chất lượng con giống, quy trình nuôi, quản lý dịch bệnh…
Song song với quy hoạch, trong điều kiện nguồn vốn có hạn cần tập trung cho những dự án trọng điểm, có tính khả thi cao để triển khai. Bên cạnh nguồn vốn của nhà nước, cần huy động thêm nguồn lực từ các doanh nghiệp, hộ dân SX lớn để đẩy nhanh quá trình đầu tư", Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng.

Ông Nguyễn Xuân Hiền, Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam cho rằng, việc chuyển từ SX lúa sang nuôi tôm ở ĐBSCL phần lớn diễn ra tự phát và quá nhanh chóng, dẫn đến cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được mức độ phát triển của ngành. Đây chính là điểm yếu mang tính khách quan trong quá trình phát triển.

Hơn nữa, SX manh mún, tính cộng đồng và liên kết trong nông dân còn yếu kém, một bộ phận nông dân chưa nhận thức rõ về nguy cơ ô nhiễm môi trường, dẫn đến lây lan dịch bệnh và mất ATVSTP.

Ông Hiền thẳng thắn chỉ ra những bất cập của hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS như quy hoạch chưa có sự gắn kết giữa các ngành, địa phương, dẫn đến chồng chéo; chưa đủ năng lực phân chia “mặn, ngọt”; kênh cấp, thoát nước chung nên chất lượng nước bị ô nhiễm; không đồng bộ nên hiệu quả kém…

Ngoài ra, việc khai thác nước ngầm phục vụ NTTS quá mức gây ra hiện tượng sụt lún đất nghiêm trọng (cụ thể ở Cà Mau).

Theo ông Hiền, để đáp ứng được nhu cầu thủy lợi cho NTTS vùng ĐBSCL trong những năm tới thì cần ít nhất nguồn vốn trên 19.000 tỷ đồng để thực hiện 51 dự án, với tổng diện tích vùng dự án là 600.503 ha. Trong đó, có 12 dự án cần được ưu tiên thực hiện trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 với tổng nguồn vốn gần 8.000 tỷ đồng.

Tại hội nghị, các địa phương đều kiến nghị Bộ NN-PTNT cần lập các dự án và bố trí nguồn vốn để tiếp tục đầu tư xây sựng cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi tôm, xây dựng thệ thống thủy lợi riêng phục vụ NTTS, đầu tư nhiều hơn nữa cho lĩnh vực giống, quan trắc môi trường… Đồng thời, Tổng cục Thủy lợi cần xem xét sớm khởi công và xây dựng mới các dự án thủy lợi phục vụ NTTS mang tính cấp bách tại vùng ĐBSCL.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng nhấn mạnh, tiềm năng NTTS ở ĐBSCL là rất lớn, tuy nhiên do hạn chế về cơ sở hạ tầng nên chưa thể phát huy hết. Để phát triển NTTS cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó giải pháp cải tạo nguồn nước là rất quan trọng.

Quy hoạch hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS cần gắn với quy hoạch chung về tài nguyên nước, hướng đến phát triển bền vững. Trong quy hoạch, phải tính đến tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển của KT-XH… để lựa chọn mô hình tăng trưởng cho phù hợp.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm