| Hotline: 0983.970.780

Thủy lợi ĐBSH ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ Năm 21/10/2010 , 10:47 (GMT+7)

Lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình trong hai thập kỷ qua có nhiều thay đổi lớn do xây nhiều hồ đập biến sông Hồng không còn tự nhiên nữa.

* Cần tính đến tác động của việc sử dụng nước của các hồ chứa bên Trung Quốc đối với sông Hồng

Bộ NN-PTNT vừa tổ chức hội thảo “Quy hoạch tổng thể thuỷ lợi ĐBSH trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng” do các Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Đào Xuân Học và Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng chủ trì.

Vận hành trạm bơm dã chiến Đại Định (Vĩnh Phúc).

Theo Viện Khoa học Thuỷ lợi, toàn vùng ĐBSH chia thành 6 vùng gồm vùng Tả Hồng, vùng sông Cầu-Thương, Hữu Hồng, sông Lô-Gâm, hạ du sông Thái Bình và vùng Quảng Ninh với tổng số 5.261 công trình thuỷ lợi, trong đó 3.445 trạm bơm, 898 cống, 749 hồ đập, 169 công trình tạm. Tổng diện tích tưới toàn vùng ĐBSH đạt khoảng 69%, còn lại là diện tích tưới bấp bênh và chưa có công trình tưới. Về diện tích tiêu, hiện tần suất tiêu mới đảm bảo ở nội đồng tiêu 10%, mực nước ngoài sông tiêu 10%. Với vùng hạ du trong vụ mùa khi mưa to đến 200mm, xuất hiện lũ từ thượng lưu thì việc tiêu nước cực kỳ khó khăn.

Theo Viện KHTL, với tổng dung tích phòng lũ của các hồ chứa thượng nguồn là 8,95 tỷ m3 chỉ đảm bảo giữ được mực nước lũ lớn nhất 13,4m tại Hà Nội đến năm 2030. Đến năm 2050 mực nước gia tăng từ 0,047 đến 0,344m.

Từ 2007-2009 trên sông Đà, các hồ chứa nước của Trung Quốc đã giữ lại một lượng nước khoảng 10-20%. Vào thời kỳ đầu mùa lũ cuối mùa cạn năm 2009 là năm thiếu nước xảy ra trên hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, phía Trung Quốc đã giữ lại hơn 30% lượng nước.

Về đê sông, các tuyến đê thuộc hệ thống sông Hồng phải đảm bảo mực nước thiết kế tại Hà Nội là 13,1m nhưng hiện nay so với tiêu chuẩn thiết kế có khoảng 80km đê còn thấp từ 0,4-0,7m, vùng cửa song có đoạn thấp đến 1m. Toàn bộ đê biển của Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình với cao trình mặt cắt hiện tại mới chỉ đảm bảo an toàn với bão cấp 8-9…

Viện Khoa học Thuỷ lợi nhận định, đối với cấp nước và xâm nhập mặn, mặc dù đã sử dụng các hồ chứa điều tiết để cung cấp nước tưới cho hạ du nhưng mặn vẫn lấn sâu vào nội địa. Khi mực nước biển dâng thêm 0,75cm-1m thì một số cống bị ảnh hưởng mặn vượt quá 4 phần nghìn. Để đối phó với ảnh hưởng xâm nhập mặn cần điều tiết nước bổ sung cho vùng hạ du bằng các hồ chứa tổng hợp, xây dựng các công trình dòng chính Trà Lý, Đò Hàn, sông Hoá, Kim Đài… Khi có đập sông Hoá, Đò Hàn thì các cống Hệ trên sông Hoá, Đồng Câu trên sông Thái Bình sẽ không bị mặn xâm nhập.

GS Hà Văn Khối, Trường ĐH Thủy lợi cho rằng nên có sự liên kết với quy hoạch thủy lợi ở Bắc bộ và tính đến tác động của việc sử dụng nước của các hồ chứa bên Trung Quốcđối với sông Hồng bởi tác động thượng nguồn và BĐKH là rất mạnh. Theo GS Khối,mùa lũ Trung Quốc tích nước sớm hơn VN (15/7) là rất bất lợi. Khi VN tích nước thì bên đó đầy hồ rồi xả nước sang thì rất nguy hiểm, không lường trước được.Nếu mực nước sông Hồng về lâu dài không khôi phục được thì nên thay đổi trạm bơm phù hợp hơn xây đập thủy lợi.Trong quy hoạch thủy lợi ĐBSH nên gắn cả khai thác nước thượng nguồn với nhiệm vụ của các hồ chứa hạ lưu”-ông Khối đề xuất. Ông Phạm Hữu Đại, Hội Đập lớn Việt Nam cho rằng lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình trong hai thập kỷ qua có nhiều thay đổi lớn do xây nhiều hồ đập biến sông Hồng không còn tự nhiên nữa. Thượng lưu sông Hồng phía bên Trung Quốc, họ đã xây 21 đập khiến lượng nước chảy vào VN đã giảm đi rất nhiều…

GS.TS Đào Xuân Học, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho rằng ở ĐBSH khả năng lấy nước vào các khu tưới khó khăn, sự xâm nhập mặn do sự thay đổi của việc điều tiết nước trên thượng nguồn. Mục tiêu đến 2015 phải xây dựng 5 công trình ngăn mặn giữ ngọt tại các vùng cửa sông là đập Đò Hàn, Trà Lý, Âu Kim Đài, đập sông Đào…Bộ NN-PTNT đề nghị Chính phủ cho thực hiện chương trình đê biển kết hợp với giao thông, cầu cống ngăn mặn, kiểm soát mặn tại các cửa sông, công trình thủy lợi ven biển, xây dựng hồ chứa nước, đánh giá tác động của nước biển dâng đến cửa sông, ven biển…

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.