| Hotline: 0983.970.780

Thủy sản Thanh Hóa nâng cao chất lượng

Thứ Năm 31/07/2014 , 08:33 (GMT+7)

Năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 việc khai thác, nuôi trồng thủy sản (NTTS) gặp nhiều khó khăn, song nhờ sự quan tâm, khuyến khích hỗ trợ ngư dân kịp thời nên ngành thủy sản Thanh Hóa đã hoàn thành vượt kế hoạch. 

NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Lê Anh Dũng (ảnh), PGĐ Sở NN-PTNT Thanh Hóa.

10-26-35_s0027002

Xin ông cho biết kết quả khai thác, nuôi trồng thủy sản của tỉnh?

Về khai thác, thông qua việc cải hoán, đóng mới, mua mới 141 tàu cá, hoạt động khai thác thủy sản năm 2013 đạt gần 84.000 tấn; trong đó, sản lượng khai thác biển 80.360 tấn; khai thác nội địa gần 4.000 tấn.

6 tháng đầu năm 2014, mặc dù tình hình biển Đông căng thẳng nhưng thời tiết tương đối thuận lợi nên 7.622 chiếc tàu của ngư dân vẫn yên tâm bám biển, trong đó có những đội tàu đánh bắt gần khu vực Trường Sa, Hoàng Sa không chỉ góp phần cùng ngư dân cả nước bảo vệ chủ quyền biển đảo mà còn đưa sản lượng khai thác đạt gần 44.000 tấn, bằng 104,5% kế hoạch; trong đó sản lượng khai thác biển 42.136 tấn; khai thác nội địa gần 1.800 tấn.

Về NTTS, toàn tỉnh có 18.050 ha NTTS (nước ngọt 10.350 ha; mặn lợ 7.700 ha); sản lượng ổn định ở mức trên 40.000 tấn/năm (nước ngọt hơn 24.000 tấn; mặn lợ 25.931 tấn).

Riêng 6 tháng đầu năm 2014, tổng sản lượng ước đạt 21.450 tấn. Đối tượng nuôi chủ yếu của nước ngọt là cá truyền thống và các đối tượng nuôi mới cho giá trị kinh tế cao như cá rô phi đơn tính, cá diêu hồng, cá trắm đen…

Đối tượng nuôi nước lợ là tôm sú, tôm chân trắng, cua xanh và ngao Bến Tre.

Để đạt được kết quả trên, Thanh Hóa có những chính sách, cách làm như thế nào?

Thực ra do địa bàn khai thác, NTTS rộng lớn, nguồn ngân sách hạn hẹp nên chính sách dành cho lĩnh vực này còn hạn chế. Tuy nhiên, những nỗ lực trong việc đồng hành, chia sẻ cùng ngư dân đã giúp ngành thủy sản Thanh Hóa phát triển ổn định cả chất và lượng.

Qua theo dõi của chúng tôi những năm gần đây sản lượng khai thác biển tăng lên theo từng năm, kết quả này một phần do ngư dân đầu tư đóng mới, cải hoán và mua tàu công suất lớn vươn khơi bám biển một phần Chi cục Khai thác & BVNLTS tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp thủ tục đăng ký, đăng kiểm, giấy phép khai thác…

Ngoài ra, việc thành lập các tổ đoàn kết trên biển cũng đã đóng góp rất lớn trong việc hỗ trợ ngư dân giúp đỡ nhau khi có sự cố xảy ra hoặc chia sẻ ngư trường đánh bắt.

Còn với nuôi trồng, công tác quản lý, chỉ đạo mùa vụ SX, lập kế hoạch phòng chống dịch bệnh, khuyến ngư… được quan tâm hàng đầu, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nuôi trồng xác định được quy trình và hình thức nuôi các đối tượng chủ lực như nuôi tôm thẻ chân trắng, ngao thâm canh, nuôi tôm sú xen ghép; nuôi cá rô phi nước ngọt…

Thanh Hóa đã làm gì để phát triển các dịch vụ hậu cần, đặc biệt là đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá?

Ngoài việc củng cố, duy tu 3 cảng cá gồm cảng Hòa Lộc (Hậu Lộc); Lạch Hới (thị xã Sầm Sơn); Lạch Bạng (Tĩnh Gia) và 2 âu tránh trú bão Lạch Bạng, Lạch Hới đang hoạt động, tỉnh đang tập trung thi công bến cá Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) và bến cá Hải Châu (Tĩnh Gia).

Đặc biệt, vài năm gần đây nhiều tổ chức, cá nhân cũng đã đầu tư đóng 110 tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá, đáp ứng nhu cầu thu mua sản phẩm thủy sản khai thác trên biển.

Cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác hải sản chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển bền vững ngành thủy sản Thanh Hóa, xin ông cho biết kế hoạch sắp tới giải quyết vấn đề này?

Với số lượng tàu cá khai thác xa bờ ngày một tăng lên như hiện nay thì quy mô cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão đã đưa vào sử dụng chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu.

Vì thế, thời gian tới chúng tôi sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công 2 bến cá Hải Châu và Hoằng Phụ thuộc Dự án "Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Thanh Hóa"; xây dựng nguồn kinh phí cho việc nạo vét luồng lạch tạo điều kiện thuận lợi cho tàu cá ra vào bến bãi, khu neo đậu, đặc biệt là trong mùa mưa bão.

Đồng thời, kêu gọi tổ chức, cá nhân đầu tư xây mới, nâng cấp các cơ sở đóng sửa tàu thuyền trên địa bàn đáp ứng nhu cầu phát triển đội tàu công suất lớn, nhất là cơ sở sửa chữa tàu vỏ thép.

Nhà nước đang khuyến khích ngư dân đóng tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ nhằm nâng cao SX và bảo vệ chủ quyền trên biển, vậy Thanh Hóa có kế hoạch triển khai ra sao?

Việc ban hành chính sách khuyến khích đóng mới tàu công suất lớn của Nhà nước ta mang ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, để chính sách này áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn thì cần phải có một quá trình, hiện tại chúng tôi đang nắm bắt nhu cầu của ngư dân 6 huyện, thị ven biển để hướng dẫn bà con hoàn thiện các thủ tục cần thiết, đăng ký triển khai kịp thời.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Bổ sung 1 cặp hươu sao lên đảo Bạch Long Vỹ

HẢI PHÒNG Hơn 10 ngày sau khi phát hiện cá thể hươu sao trên đảo, huyện Bạch Long Vỹ được bổ sung thêm 1 cặp hươu khác, có cả đực và cái để phát triển đàn.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.