| Hotline: 0983.970.780

Thuyền trưởng báo tin máy bay rơi tại Trường Sa lên tiếng

Thứ Sáu 03/04/2015 , 14:39 (GMT+7)

Thuyền trưởng này cho hay ông chỉ thấy vật phát sáng nghi là máy bay rơi tại Trường Sa chứ chưa thể khẳng định chắc chắn

Ông Võ Cường (43 tuổi, ngụ TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) là thuyền trưởng tàu KH92818 cho biết: Thấy vật sáng nghi là máy bay rơi tại Trường Sa nên ông báo về Đài Thông tin duyên hải Nha Trang để kiểm tra chứ không khẳng định vật đó là máy bay.

Theo ông Cường, khoảng 21 giờ ngày 30-3, trong lúc đánh cá ngừ đại dương, ông thấy một vật sáng lớn trên cao đi xuống biển. Vật sáng màu vàng như lửa lóe lên 3 giây sau thì tắt lịm cách chỗ tàu ông khoảng 5 hải lý, cách đảo Đá Nam khoảng 20 hải lý về hướng đông bắc và cách đảo Đá Lớn hơn 10 hải lý hướng đông nam thuộc vùng biển Trường Sa của Việt Nam.

Thuyền trưởng Cường kể về việc báo tin nghi có máy bay rơi ở Trường Sa
Thuyền trưởng Cường kể về việc báo tin nghi có máy bay rơi tại Trường Sa

Lúc đó, 3 ngư dân khác trên tàu ông Cường và 2 tàu cá khác cũng trông thấy. Nghi là máy bay rơi nên lúc 21 giờ 30, ông Cường cho tàu của mình chạy đến kiểm tra, cứu nạn. Đến sáng 31-3, tại tọa độ 10 độ 27 phút vĩ độ bắc và 113 độ 58 phút kinh độ đông, tàu ông Cường phát hiện vết dầu loang trên diện tích khoảng 200 m.

"Đến 9 giờ, tôi có điện về Đài Thông tin duyên hải Nha Trang với nội dung hỏi đài trong khoảng thời gian trên có máy bay nào gặp nạn hay không vì thấy sự cố như máy bay rơi. Nếu có thì mấy anh ra tìm kiếm. Lúc đó, tôi không khẳng định là có máy bay rơi mà chỉ nói là nghi ngờ” - ông Cường nói.

Ông Cường cho biết thêm sau 1 ngày đêm tìm kiếm không có kết quả, ông mất mấy trăm lít dầu nhưng cũng mãn nguyện vì nếu không tìm kiếm sẽ thấy áy náy. Sau khi về đất liền, chiều 2-4, ông Cường đã trình báo sự việc với nội dung tương tự với lực lượng biên phòng, cảnh sát biển.

 

(nld.com.vn)

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm