| Hotline: 0983.970.780

Thuyền viên Việt Nam trở về an toàn: Thoát hải tặc, chưa thoát nghèo

Thứ Ba 06/12/2011 , 11:48 (GMT+7)

Trong những ngày qua, chủ đề nóng hổi nhất với người dân tại huyện Nghi Lộc (Nghệ An) là sự trở về của các thuyền viên sau khi thoát khỏi nhóm hải tặc khét tiếng Somali.

Thuyền viên Nguyễn Văn Tiến trở về bên vợ và con nhỏ 13 tháng tuổi

Trong những ngày qua, chủ đề nóng hổi nhất với người dân tại huyện Nghi Lộc (Nghệ An) là sự trở về của các thuyền viên trên tàu đánh cá Chin Yi Wen (Đài Loan), sau khi đã tự tay giải thoát khỏi nhóm hải tặc khét tiếng Somali.

Sân nhà anh Nguyễn Văn Tiến (SN 1982) tại xóm Mới (Nghi Thiết) 2 ngày qua không ngớt người. 4 lao động Việt Nam gồm anh Tiến và Nguyễn Văn Thủy (Nghi Lộc), Nguyễn Giang Sang, Dương Văn Mãi (cùng quê Kỳ Anh- Hà Tĩnh) đều đang có mặt tại đây. Bà con trong xóm đã đổ về để vừa chia sẻ nỗi vui mừng với gia đình,  vừa để thỏa mãn sự tò mò về câu chuyện kinh hoàng xảy ra với những lao động nghèo giữa biển khơi.

Theo anh Tiến, đêm 3/11/2011, thuyền Chin Yi Wen đang câu cá ngừ trên vùng biển Ấn Độ Dương thì bất ngờ bị một chiếc ca nô chở 6 tên hải tặc cầm 4 khẩu AK và cả B40 áp sát, bắn phá vào bong tàu. Sau khi trấn áp thành công, chúng đổi hướng tàu chạy về biển Somali, dồn nhốt tất cả 28 tuyền viên và thuyền trưởng vào phòng và giam giữ, bỏ đói trong 2 ngày đêm liên tiếp. Đến trưa 5/11/2011, sau khi đã bàn bạc trước, lợi dụng lúc hải tặc sơ hở, nhóm lao động Việt Nam đã vùng lên boong giằng lấy súng của hải tặc.

Được sự hưởng ứng của các thuyền viên khác đến từ Trung Quốc, Phipipin, Inđônêsia, anh em đã cướp được súng và dồn nhóm hải tặc phải tháo chạy, nhảy xuống biển. Câu chuyện anh em lao động nghèo Việt Nam đoàn kết, mưu trí thoát khỏi sự trấn áp của bọn cướp biển khét tiếng thế giới đã gây "sốt" dư luận trong nước và quốc tế. “2 ngày qua, tôi đã nhận được hàng chục cuộc điện thoại của các nhà báo, hẹn gặp để tường thuật lại vụ việc trên tàu”- anh Nguyễn Văn Tiến cho biết.

Trên con tàu Chin Yi Wen có 5 lao động Việt Nam, tất cả đều xuất thân từ những hoàn cảnh hết sức khó khăn. Anh Tiến vừa mới cưới vợ, đứa con đầu lòng của 2 anh chị vừa tròn 13 tháng tuổi. Anh Nguyễn Văn Thủy thì có bố vừa mất năm 2010 vì bệnh tật. Được biết, phí xuất khẩu lao động của mỗi người lúc ra đi là 20 triệu đồng. Số tiền đó đều là nguồn vay mượn. Các lao động ra khơi tháng 7/2011 thì đến tháng 11 đã bị hải tặc bắt giữ.Theo hợp đồng, lương mỗi tháng lao động được hưởng từ 300-350 USD, tức phải làm nửa năm mới có thể thu hồi số vốn ban đầu. Đến thời điểm hiện tại, gia đình anh Tiến cho biết mới chỉ nhận được lương trong 9 ngày (tính từ 21/7 đến 30/7) là 1.800.000 đồng. Số tiền đó chỉ đủ trả tiền lãi cho các khoản vay của gia đình mà thôi.

Ngày 1/12/2011, nhóm 4 thuyền viên ở Nghệ An đã ra Hà Nội làm việc trực tiếp với Cty Cung ứng lao động quốc tế và dịch vụ - Inmasco để xin thanh lý hộp đồng, tuy nhiên chưa gặp được lãnh đạo công ty. Hiện mỗi người mới chỉ nhận được 4.500.000 đồng tiền đặt cọc trước lúc đi. Còn lại, số tiền lương gần 4 tháng của các lao động được hứa là sẽ nhận sau.

Anh Nguyễn Văn Tiến cho biết: “Hiện tại, tôi sẽ cố gắng đi làm thợ nề để trang trải các khoản nợ và nuôi sống gia đình. Chúng tôi dù có chết đói thì cũng không bao giờ xuất khẩu làm thuyền viên nữa”

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm