| Hotline: 0983.970.780

Tỉ lệ ô nhiễm trên sông Thị Vải: Có "thỏa thuận" ngầm?

Thứ Ba 17/08/2010 , 10:11 (GMT+7)

Một "phát hiện" khá bất ngờ của PV NNVN khi tìm hiểu hậu trường việc Vedan bồi thường nông dân 3 tỉnh, TP gồm TPHCM, Đồng Nai, BR- VT là con số tỷ lệ ô nhiễm trên sông Thị Vải- một căn cứ để xác định số tiền Vedan phải bồi thường đã có sự "bắt tay" giữa Viện TN- MT với Vedan.

* Đồng Nai chưa chấp nhận con số 119,5 tỷ đồng

Họng cống đưa nước thải từ nhà máy Vedan ra sông Thị Vải (tại ấp 1, xã Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai)

Một "phát hiện" khá bất ngờ của PV NNVN khi tìm hiểu hậu trường việc Vedan bồi thường nông dân 3 tỉnh, TP gồm TPHCM, Đồng Nai, BR- VT là con số tỷ lệ ô nhiễm trên sông Thị Vải- một căn cứ để xác định số tiền Vedan phải bồi thường đã có sự "bắt tay" giữa Viện TN- MT với Vedan.

Chiều qua (13/8), UBND tỉnh Đồng Nai đã có cuộc họp “kín” với Cty Vedan, PV báo chí bị “cấm cửa” không được tham dự. Nhưng theo một nguồn tin của NNVN, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai vẫn chưa chấp nhận con số bồi thường của Vedan cho các xã Phước An, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch); xã Long Phước và Phước Thái (huyện Long Thành) trong văn bản ngày 11/8 là 119,5 tỷ đồng (dựa trên kết luận của Viện Môi trường-Tài nguyên). Phía tỉnh Đồng Nai cho rằng cần phải lấy ý kiến của dân, nếu dân đồng ý thì ủy quyền cho Hội Nông dân, lúc đó tỉnh mới trả lời chính thức.

Thật ra, cách tính của Viện MT-TN  mới chỉ bằng 1/10 so với yêu cầu bồi thường thiệt hại của 3.000 đơn của nông dân tỉnh Đồng Nai đang lập thủ tục xúc tiến kiện Vedan ra tòa. Tìm hiểu của chúng tôi cho thấy, Viện MT-TN đã sử dụng chạy “mô hình” MIKE ( Đan Mạch) nhằm xác định vùng bị ô nhiễm và vùng phạm vi bị ảnh hưởng của TPHCM, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Theo đó, chia ra 3 vùng đó là vùng đặc biệt nghiêm trọng (ký hiệu H), vùng nghiêm trọng (M) và vùng bị ô nhiễm (L). Trong đó, vùng H được Viện MT-TN  đánh giá tỷ lệ ô nhiễm lên đến 89%; vùng M là 30,3% và vùng L là 10,1%. Trái lại, Vedan “xác định” vùng H chỉ có 65%, tương tự vùng M là 22,3% và vùng L 7,4%.

Điều đáng nói, thay vì buộc Vedan phải chấp nhận con số quan trắc của Viện MT-TN  đưa ra thì giữa Viện với Vedan đã “thỏa thuận” trước lấy trung bình cộng các thông số nêu trên để xác định tiền bồi thường cho dân. Chẳng hạn, vùng bị ô nhiễm của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu theo xác định của Viện MT-TN  là 30,3%, còn Vedan là 22,3%. Hai thông số này cộng lại chia 2 còn 26,3%, và đây là tỷ lệ thiệt hại được căn cứ để bồi thường cho nông dân tỉnh này vừa qua.

Thế nên, cũng theo “mô hình” này mà ban đầu ở TPHCM từ chỗ bị người nông dân thiệt hại theo tổng số 1.533 đơn yêu cầu Vedan bồi thường gồm 325 tỷ đồng với 3 vùng bị ảnh hưởng là Thạnh An, Long Hòa, TT Cần Thạnh, nay tụt còn có 45,7 tỷ và chỉ có một phần xã Thạnh An bị ảnh hưởng, còn 2 xã kia thì không nằm trong danh sách được Vedan bồi thường. Như vậy việc bồi thường 100% cho TPHCM và Bà Rịa- Vũng Tàu theo số liệu của Viện MT-TN  xem ra Vedan cũng không có gì để phàn nàn.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.