| Hotline: 0983.970.780

Tía tô trừ cảm mạo, hạ khí, an thai

Thứ Bảy 13/05/2017 , 13:15 (GMT+7)

Tía tô tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc. Lá là rau thơm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng, để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai.

Tía tô còn có các tên é tía, trong các y thư xưa thường gọi là xích tô (vì cây có màu tím). Tía tô vừa là rau gia vị, vừa là cây thuốc phổ biến.

08-31-37_trng-23
Hạt tía tô có thể làm trà uống và thuốc hạ khí

Có 2 loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm mạnh. Loại tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng cao hơn. Tránh nhầm với cây cọc giậu (dã tô, cây nhâm) có bề ngoài giống hệt loại tía tô mép lá phẳng, nhưng không có mùi thơm của tía tô.

Lá tía tô có tên thuốc trong y học cổ truyền là tô diệp. Hái lá già cả cuống làm 2 lần cách nhau một tháng, đem phơi trong mát hoặc sấy nhẹ cho khô để giữ nguyên màu sắc và hương vị.

Xông: Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa. Nếu lá được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông. Xông xong lau khô mồ hôi cả người đắp chăn nằm nghỉ. Nhớ nước sôi mới cho lá xông vào nồi - đậy vung kín và khi xông mở vung.

Cháo tía tô: lá tía tô xắt nhỏ 10g, hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, gạo tẻ 30g, muối vừa đủ. Nấu cháo nhừ, cho tía tô, hành, gừng, muối khuấy đều, ăn khi còn nóng. Đây là phương pháp giải cảm lạnh dân gian rất có hiệu nghiệm.

Uống nước tía tô: Có 2 cách. Tía tô tươi 15 - 20g giã nát, chế nước sôi gạn nước trong để uống. Hoặc lá tía tô khô hãm nước sôi uống. Uống xong đi nằm đắp chăn. Hai cách này dùng cho trẻ em người già yếu.

08-31-37_trng-23-3
Tía tô vừa là rau gia vị vừa là cây thuốc phổ biến

Ngâm chân: Dùng lượng lớn lá tía tô bỏ vào nồi nước đang sôi để sôi lại, đổ ra chậu đậy bằng một cái rổ thưa, đặt 2 bàn chân lên xông. Khi nước nguội cho 2 chân vào ngâm rửa...

Chữa cảm sốt, trong người khó chịu, mệt mỏi: Lá tía tô, kinh giới, cam thảo đất, cúc tần hay sài hồ nam, mỗi thứ 3g, kim ngân 4g, mạn kinh 2g, gừng 3 lát. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Đồng thời, dùng dạng món ăn, bài thuốc dân gian thay cho bữa ăn trong ngày là ăn cháo giải cảm gồm tía tô và củ hành.

Chữa ho do cảm lạnh: Lá tía tô, lá xương sông, lá hẹ, mỗi thứ 12g; kinh giới, gừng mỗi thứ 8g. Sắc uống lúc nóng.

Chữa sốt, sổ mũi, chân tay nhức mỏi: Tía tô, kinh giới, lá tre, cúc tần, bạc hà, cát căn mỗi thứ 20g; cúc hoa, địa liền mỗi thứ 5g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 4 - 6g.

(Kiến thức gia đình số 18)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất