| Hotline: 0983.970.780

Tiếc cho xiếc thú

Thứ Tư 07/12/2011 , 09:43 (GMT+7)

Xiếc thú từng là bộ môn đứng đầu trong nghệ thuật xiếc tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay nó đã mất dần vị thế và có thể sẽ biến mất nếu không có sự đầu tư toàn diện.

Xiếc thú trước nguy cơ mai một
Xiếc thú từng là bộ môn đứng đầu trong nghệ thuật xiếc tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay nó đã mất dần vị thế và có thể sẽ biến mất nếu không có sự đầu tư toàn diện.

Thời hoàng kim đã qua

Đã một thời, đặc biệt là thập niên 50, 60 thế kỷ trước, ở miền Nam có những đoàn xiếc vang danh làm say mê hàng triệu khán giả như Xiếc Độc Lập, Tuổi Trẻ, Hương Miền Nam... Thời hoàng kim của xiếc có lẽ là những năm 70, 80 thế kỷ trước khi mà nghệ thuật xiếc Việt Nam đã có lực lượng kế thừa chín muồi về tài năng, được đào tạo bài bản từ Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu trở về. Những tiết mục xiếc lúc đó luôn được khán giả đón nhận bằng sự háo hức, say mê, đặc biệt là thiếu nhi. Nhiều màn xiếc độc đáo từ tung hứng, giữ thăng bằng, uốn dẻo, đến đu dây, chạy xe đạp một bánh, lắc vòng, điều khiển thú, chạy xe môtô vòng quanh rạp... lôi cuốn rất đông khán giả đến rạp.

Năm 1922, đoàn xiếc của gia đình ông Tạ Duy Hiển biểu diễn tại chợ Hàng Da (Hà Nội) với đầy đủ lều bạt, trang thiết bị biểu diễn cùng đội ngũ diễn viên và thú hùng hậu. Gánh xiếc Tạ Duy Hiển được xem như những người khai sinh ra nghệ thuật xiếc Việt Nam trong đó có xiếc thú. Các thế hệ nối nghiệp tổ làm rạng danh trên sân khấu xiếc Việt như: Tạ Thúy Ngọc, Tạ Duy Nhẫn, Tạ Duy Hùng, Trọng Giang, Hải Đăng, Văn Hoàn, Thúy Hằng… (Hà Nội), Xuân Dũng, Đình Nhật, Phương Hòa (TP Hồ Chí Minh)…

 Biểu diễn xiếc là một trong những nghề nguy hiểm. Trong đó, xiếc thú càng đặc biệt nguy hiểm bởi người nghệ sỹ nhiều khi không thể kiểm soát được bạn diễn của mình. Một thời xiếc thú dữ thu hút sự tò mò, hiếu kỳ của khán giả nhưng những năm gần đây, xiếc thú dữ đã không còn xuất hiện. Xiếc thú Việt Nam chỉ còn những tiết mục biểu diễn với các loài thú như khỉ, gấu, ngựa, voi, trăn… chứ không còn xiếc sư tử, hổ, báo…

Lối đi nào?

NSND Tạ Duy Nhẫn, Chi Hội trưởng, Trưởng đoàn nuôi dạy thú, Liên đoàn Xiếc Việt Nam cho biết: “Xiếc thú tuy là bộ môn nghệ thuật đặc thù nhưng đội ngũ diễn viên chưa được đào tạo bài bản mà chủ yếu là truyền nghề. Trong khi đó, hiện nay Nhà nước cũng đã đầu tư cơ sở vật chất, đã có cơ sở nuôi dạy thú lớn nhất Đông Nam Á. Để xiếc thú mang rõ sắc thái hiện đại và dân tộc, thu hút được khán giả, tránh sự nhàm chán đòi hỏi sự sáng tạo của người nghệ sỹ và sự kiên nhẫn, bền bỉ của người dạy thú”.

Nhiều nghệ sỹ trẻ hiện nay thiếu đam mê với nghề, sợ nguy hiểm. Là người đào tạo thú lâu năm, NSND Tạ Duy Nhẫn cho rằng: “Với xiếc thú dữ nếu người nghệ sỹ được đào tạo bài bản, hiểu tâm lý của con thú, tận tình nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo, có phương pháp, kinh nghiệm đào tạo các con vật làm xiếc bài bản thì không hề nguy hiểm".

Ông Nhẫn cũng khẳng định: “Các nhà quản lý, nghệ sỹ, diễn viên cần tranh thủ sưu tập những kinh nghiệm dạy thú của các nghệ sỹ đi trước để cho khán giả thấy lại được những tiết mục xiếc thú dữ đặc sắc cũng như các tiết mục xiếc tổng hợp khác. Có như vậy, xiếc thú xứng đáng là bộ môn lành mạnh, khỏe mạnh thể hiện được lòng dũng cảm, phục vụ được đông đảo khán giả”.

“Rất cần phát triển xiếc thú vì xiếc thú vẫn là mẫu mực của nghệ thuật xiếc cả nước. Cần có sự quan tâm của các nhà quản lý để có những ưu đãi đặc biệt cho ngành nghệ thuật này”, NSND Lưu Phúc khẳng định.

Trong khi đó, GS.TS Phạm Duy Khuê lại cho rằng, muốn tồn tại xiếc động vật cần nâng cao mọi điều kiện: Hoàn chỉnh giáo trình quy mô, khoa học, bài tập giáo án kỹ thuật, kỹ xảo, hiện đại, hậu hiện đại; Trẻ hóa, chuyên môn hóa lớp người nuôi dạy động vật theo dòng họ, hoặc tự do; Bằng doanh thu, hay tìm tài trợ, mỗi đoàn tự nâng cao thu nhập người dạy động vật, khuyến khích họ vào nghề nhiều hơn.

Nghệ thuật xiếc thú vẫn luôn thu hút công chúng, đặc biệt là các em nhỏ. Để viết tiếp trang sử hoàng kim đã từng có một thời của xiếc thú, cần nhiều yếu tố như: Nâng cao cơ sở nuôi dạy thú đạt chuẩn quốc tế; Đầu tư tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp hóa… Song trước mắt, chờ sự đầu tư thì hơn hết, mỗi đoàn, nghệ sỹ, diễn viên phải đổi mới, nâng cao kỹ xảo, tiết mục xiếc động vật để tự nuôi được nghề.

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam hướng đến kết quả tốt nhất trước Malaysia'

U23 Việt Nam đã hoàn tất sự chuẩn bị trước lượt trận thứ hai gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm