| Hotline: 0983.970.780

Tiếc đứt ruột cả trăm hécta dứa sắp thu hoạch chết hàng loạt, thiệt hại chục tỷ đồng

Thứ Hai 04/12/2017 , 07:15 (GMT+7)

Xã Quỳnh Thắng (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) hiện có 600 ha dứa. Vào thời điểm cuối năm, khi cây dứa chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch thì xảy ra hiện tượng thối nõn, chết hàng loạt. Ước tính, nông dân Quỳnh Thắng thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Theo nông dân nơi đây, mỗi ha dứa trồng mới phải đầu tư 60 - 80 triệu đồng bao gồm cây giống, phân bón, công trồng, chăm sóc... Nếu thuận lợi thì trung bình 1 ha dứa bà con nông dân thu hoạch khoảng 30 tấn quả, thu về được 150 triệu đồng, trừ chi phí lãi ròng 50 - 80 đồng.

13-50-08_150_h_du_sp_den_ky_thu_hoch_bi_thoi_non
150 ha dứa sắp đến kỳ thu hoạch bị thối nõn

Tuy nhiên, từ cuối tháng 9, các hộ dân trồng dứa đang đứng ngồi không yên vì nhiều diện tích dứa sắp đến thời kỳ thu hoạch bị sâu bệnh, thối nõn; quả chậm lớn, thối và các cành dứa cũng thối dần. Điều đáng lo là diện tích dứa bị thối nõn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Gia đình ông Nguyễn Công Nhuần ở xóm 2/9 cho biết, để trồng 4 ha dứa, ông đã đầu tư trên 200 triệu đồng. Cây dứa đang phát triển tốt thì từ khoảng giữa tháng 11 vừa qua, một số diện tích bỗng bị héo ngọn, chết dần và sau đó lan rộng cả 4 ha. Sau khi kiểm tra và xác định, nguyên nhân dứa bị héo úa là do thối nõn, ông Nhuần mua thuốc về phun nhưng không hiệu quả.

“Khi phát hiện dứa bị bệnh thối nõn, gia đình đã mua thuốc về phun trừ nhằm tránh lây lan diện rộng nhưng không có tác dụng, toàn bộ 4 ha dứa đều thối nõn, thiệt hại nửa tỷ đồng” - ông Nhuần xót xa.

13-50-08_ong_nhun_sp_trng_ty_vi_du_bi_thoi_non_ln_r_c_vuon
Ông Nhuần sắp trắng tay vì dứa bị thối nõn lan ra cả vườn

Còn gia đình ông Lương Đức Thước ở xóm Bắc Thắng xót xa hơn khi gần 1 ha dứa sắp đến ngày thu hoạch bỗng nhiên bị thối nõn, quả còi cọc và héo dần. Bao nhiêu công sức, vốn liếng đổ dồn vào gần 1 ha dứa bỗng chốc thành công cốc.

“Nếu như dứa không bị thối nõn, khoảng cuối tháng 12 này gia đình sẽ thu hoạch quả, dự kiến năng suất đạt 32 tấn/ha, sau khi trừ chi phí cũng thu lãi gần 100 triệu đồng; không ngờ được, dứa đến ngày hái quả lại mất trắng, giờ không biết lấy tiền đâu để tái sản xuất” - ông Thước buồn rầu.

Người trồng dứa cho biết, hiện tượng dứa bị thối nõn bắt đầu xuất hiện từ tháng 9 và chỉ lác đác vài hộ dân, nhưng sau đó dứa của nhiều hộ khác cũng bị hiện tượng trên và kéo dài đến nay. Nguyên nhân do năm nay thời tiết mưa nhiều, ít có ánh sáng để cho cây dứa quang hợp khiến cây bị bệnh.

Ngay sau khi phát hiện dứa nhiễm bệnh, người dân đã mua thuốc về phun trừ nhưng không hiệu quả và diện tích dứa bị chết càng lan rộng ra. Theo thống kê từ UBND xã Tân Thắng, trong tổng số gần 600 ha dứa đang trồng, thì có khoảng 150 ha bị bệnh thối nõn, trong đó có 85 ha đã cho quả, chuẩn bị thu hoạch; 65 ha trồng mới đang phát triển. Với diện tích dứa bị bệnh thối nõn, người dân xã Tân Thắng thiệt hại khoảng 16 tỷ đồng.

13-50-08_nong_dn_tn_thng_chu_tim_r_phuong_n_cuu_cy_du
Nông dân Tân Thắng chưa tìm ra phương án cứu cây dứa

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm