| Hotline: 0983.970.780

Tiền Giang cấm biển 100%, cưỡng chế nếu ai cố tình không di dời

Thứ Hai 25/12/2017 , 13:30 (GMT+7)

Trao đổi với phóng viên NNVN ngày 25/12, ông Cao văn Hóa, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang khẳng định, vì sự an toàn tuyệt đối của người dân, bất cứ ai không thực hiện theo lệnh di dời sẽ kiên quyết cưỡng chế đến nơi tạm trú và cấm biển 100%...

Từ sáng sớm 25/12, ông Cao Văn Hóa, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang đã có mặt tại các “điểm nóng”, khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 16 để chỉ đạo di dời các hộ dân về nơi trú ẩn an toàn.

13-15-35_nh_1
Thông tin về con bão số 16 liên tục được phát đi tuyên truyền đến từng hộ dân

Trao đổi với PV NNVN, ông Hóa cho biết: “Theo chỉ đạo của tỉnh, tất cả người dân nằm trong vùng ảnh hưởng bão phải di dời khẩn trương đến nơi an toàn. Bất cứ trường hợp nào chủ quan không di dời thì sẽ phải dùng mọi biện pháp cưỡng chế đến nơi tạm trú an toàn. Các vùng nuôi thủy sản trên lồng bè, hay nuôi tôm, nghêu ven biển đều đã nhận lệnh cấm biển 100%. Đến 5 giờ sáng sớm hôm nay, theo ghi nhận của tôi, tất cả các hộ nuôi thủy sản đã hoàn tất di dời lên bờ tránh trú bão”.

Theo ông Hóa, đến thời điểm hiện tại vùng nuôi tôm khoảng 4.000 ha người dân đã thu hoạch xong; còn vùng nghêu 3.000 ha đang trong quá trình nuôi cũng đã thu hoạch một phần. Tuy nhiên, với con nghêu thì nuôi ở dưới bãi biển nên cũng không lo bị thiệt hại. Đến trưa nay toàn ngành chức năng của tỉnh, huyện sẽ tiến hành kiểm tra tổng thể nhằm có các phương án kịp thời xử lý trước khi bão về tới.

Tại huyện Gò Công Đông hiện đã di dời hơn 20.000 người ra khỏi vùng nguy hiểm của bão, chủ yếu ở 8 xã ven biển như Tăng Hòa, Tân Thành, Phước Trung, Tân Điền, Kiểng Phước, Gia Thuận, thị trấn Vàm Láng, Tân Phước. Người dân di chuyển về 40 điểm gồm các nhà văn hóa, UBND các xã, các trường học trên địa bàn huyện.

13-15-35_nh_2
Dòng người dân đang hối hả di dời tránh bão

Từ sáng sớm, tại địa bàn huyện Gò Công Đông đã xuất hiện mưa và có những nơi mưa rất to kèm theo gió. Những thông tin về cơn bão 16 cũng liên tục được phát trên hệ thống đài phát thanh của các xã hoặc từ loa cầm tay của các trưởng ấp về việc yêu cầu người dân phải di chuyển nhanh ra vùng nguy hiểm…

Dọc các tuyến đường, xe của lực lượng quân sự, công an chạy tấp nập; bộ đội, công an từ cấp tỉnh, huyện, xã có mặt ở hầu hết các điểm “nóng” trên địa bàn để hỗ trợ cho việc di dân, chằng chéo nhà cửa, neo đậu tàu thuyền và giữ nhà cho các hộ dân đi tránh, trú bão. Lúc này trên các tuyến đường từ vùng ven đê, vùng nguy hiểm đổ về các thị trấn, thị xã dòng người hối hả chạy xe máy mang theo vật dụng cá nhân di dời. Có những gia đình thuê cả taxi hoặc thuê xe ô tô để di chuyển lên TP. Mỹ Tho hoặc TP.Hồ Chí Minh.

Theo UBND huyện Gò Công Đông, việc di dân bước 1 kết thúc từ 12 giờ trưa nay (25/12). Ngoài ra, đến thời điểm này huyện Gò Công Đông cũng đã hoàn tất việc kêu gọi tàu, thuyền vào nơi tránh trú an toàn, với 834/834 tàu. Huyện cũng huy động trên 1.300 thanh niên xung kích để tham gia hộ đê và giúp người dân chằng chéo nhà cửa trên 1.000 cái.

Tại huyện Tân Phú Đông cũng đã di dời được khoảng 18.000 người dân. Bên cạnh đó, một số hộ dân của huyện Tân Phú Đông cũng đã di chuyển sang huyện Gò Công Tây, tập trung ở trường tiểu học và chùa để tránh trú bão. Hiện tỉnh Tiền Giang đã lên kế hoạch chuẩn bị mọi phương án dự phòng nhằm đảm bảo thông tin liên lạc một cách thông suốt khi có bão xảy ra.

13-15-35_nh_3
Các lực lượng chức năng giúp ngư dân đưa tàu thuyền về nơi an toàn

 

Xem thêm
Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngày hội lớn nhất trong năm của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh

Hội Soóng cọ là ngày hội lớn nhất trong năm của người Sán Chỉ (tỉnh Quảng Ninh), thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia hưởng ứng.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.