| Hotline: 0983.970.780

Tiền Giang: Hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng

Thứ Hai 28/06/2010 , 15:15 (GMT+7)

Nuôi tôm thẻ chân trắng dễ ăn hơn tôm sú. Do tôm thích nghi mạnh hơn, nên ít rủi ro; vả lại, chu kì ngắn, nên được nhiều vụ...

Diện tích nuôi tôm nước mặn ở Tiền Giang chưa nhiều. Tính chung diện tích nuôi khoảng 3.945ha, đạt gần 94% KH. Tôm được nuôi chủ yếu ở vùng Gò Công, gồm tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng mới khoảng chục năm, diện tích nuôi hiện nay chưa lớn, ít hơn diện tích tôm sú, chiếm gần 30% diện tích nuôi. Tuy nhiên, tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tăng đều hàng năm cho thấy lợi thế của con tôm này đang dần được khẳng định.

Ông Trịnh Công Minh, Phó giám đốc Sở NN- PTNT, phụ trách thủy sản, cho biết: “Giá bán tôm thẻ chân trắng tuy không cao bằng tôm sú, chỉ bằng phân nửa. Nhưng con tôm này hiện được bà con vùng Gò Công Đông, Gò Công Tây và Tân Phú Đông nuôi nhiều, vì khả năng kinh tế và thiệt hại thấp. Ở môi trường cụ thể của Tiền Giang, nuôi tôm thẻ chân trắng có hai ưu điểm so với tôm sú. Đó là khả năng đề kháng, thích nghi cao với sự biến đổi khí hậu, độ mặn; hơn nữa, vòng quay của nó nhanh hơn con tôm sú, có thể nuôi nhiều vụ/năm”.

Trong những tháng đầu năm nay, do nắng nóng kép dài, độ mặn tăng cao, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, tình hình trên khiến tôm bị bệnh chết nhiều, nhất là tôm sú. Báo cáo của Sở NN & PTNT cho thấy: thiệt hại tôm là 64,897 triệu con/269,8 ha (tôm sú 44,457 triệu con/228,2 ha; tôm thẻ 20,44 triệu con/42,6 ha). Mặt khác, khi mùa mưa bắt đầu, do ảnh hưởng của sông Tiền, độ mặn nhiều vùng sẽ giảm mạnh không còn thích hợp cho tôm sú. Trong khi đó, tôm thẻ chân trắng vẫn thích nghi tốt với điều kiện này, nên thiệt hại ít hơn. Theo chuyên viên thủy sản Nguyễn Văn Quý, Phó phòng NN &PTNT huyện Gò Công Đông: “Độ mặn dưới 3‰ là tôm sú khó phát triển được; nhưng độ mặn dưới 1‰ trong điều kiện đất nhiễm mặn thì tôm thẻ chân trắng vẫn thích nghi tốt hơn tôm sú”.

Còn về vòng quay thì việc nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ mất 90 ngày. Vì thế có thể thả nuôi 3 vụ/năm. Trong khi nuôi tôm sú chỉ 2 vụ/năm, nhưng có 1 vụ khó nuôi. Ở những vùng ngọt hóa mạnh do gần nguồn nước sông, nhất là vào mùa mưa thì khó để nuôi tôm sú. Do vậy, việc thả nuôi tôm sú 2 vụ/năm ở một số vùng có thể gặp khó khăn về thời tiết, khí hậu hơn việc thả nuôi tôm thẻ chân trắng.

Về năng suất, tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 5-6 tấn/ha/vụ. Nếu nuôi tốt đạt 15-18 tấn/ha/năm. Giá bán khoảng 60.000-65.000 đồng/kg, tổng thu 1 ha khoảng 1 tỉ đồng. Trừ chi phí thức ăn, con giống, vật tư…, người nuôi lời khá. Trong khi vụ thu hoạch tôm sú chỉ vào khoảng 3,5 tấn/ha. Nếu nuôi được cả 2 vụ trong năm thì khoảng 7 tấn/ha với giá 120.000 đồng/kg cho tổng thu khoảng 800 triệu. Độ rủi ro cao hơn. Một số người nuôi tôm thống nhất nhận định: “Nuôi tôm thẻ chân trắng dễ ăn hơn tôm sú. Do tôm thích nghi mạnh hơn, nên ít rủi ro; vả lại, chu kì ngắn, nên được nhiều vụ”.

Vùng nuôi tôm thẻ chân trắng của Tiền Giang thích hợp là xã Phước Trung và một số xã lân cận của huyện Gò Công Đông. Hiện nay, ở huyện này, diện tích thả nuôi tôm là 492 ha/359 hộ, với tổng con giống là 134.520.000 con. Trong đó, tôm thẻ chân trắng là 191,5 ha/288 hộ, với tổng con giống là 80.430.000 con. Con số này cho thấy, tuy tỉ lệ diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chưa nhiều - 38,9%, nhưng hộ nuôi lại khá lớn - 80,2%. Có thể đây là một bước thăm dò khả năng nuôi con tôm thẻ chân trắng. Tới đây, các ngành chức năng cũng sẽ có bước đánh giá hiệu quả và quy hoạch vùng thích hợp để định hướng và tư vấn cho người nuôi và vùng nuôi tôm trong tỉnh.

Điều kiện khí hậu biến đổi, môi trường thay đổi thì việc năng động trong sản xuất và đa dạng hóa hình thức sản xuất sẽ mở ra cơ hội mới cho người dân. Vấn đề là ngành quản lí nên có quy hoạch trên cơ sở khoa học, thực tiễn để tránh kiểu chạy theo phong trào mà không lường hết rủi ro. Có làm được điều này, sự nuôi trồng mới mang tính bền vững, ổn định.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất