| Hotline: 0983.970.780

Tiến Nông nâng cao giá trị cà phê Việt

Thứ Ba 16/12/2014 , 08:10 (GMT+7)

Theo đánh giá của người dân, việc bón phân và sử dụng thuốc BVTV đúng quy trình đã giảm được 5% tổng chi phí đầu vào.

Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về SX và XK cà phê vối (Robusta) và đứng thứ hai thế giới về SX và XK cà phê nhân (chỉ sau Brazil). Tuy nhiên phần lớn cà phê của chúng ta đều xuất bán xô với giá không cao.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên là SX cà phê của VN chủ yếu ở các hộ riêng rẽ, chưa được quản lý chất lượng.

Để cải thiện tình trạng trên, Bộ NN-PTNT đã ban hành Quy trình thực hành SX nông nghiệp tốt (VietGAP) cho cà phê; đây là các nguyên tắc, nội dung, phương thức quản lý và thực hành SX, thu hoạch, chế biến, bảo quản và kinh doanh cà phê.

imge002190409860

Gia Lai là tỉnh trồng cà phê trọng điểm của cả nước, toàn tỉnh có khoảng 78.000 ha cà phê, trong đó 76.000 ha cà phê cho thu hoạch, sản lượng khoảng 187.000 tấn.

Tuy nhiên do chủ yếu được SX theo phương thức truyền thống tại nông hộ nên việc tiếp cận với các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, giá bán cao và bền vững là rất khó.

Để giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác cũ sang SX cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần phát triển diện tích SX cà phê được chứng nhận, nâng cao thương hiệu cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai..., Cty CP Công nông nghiệp Tiến Nông phối hợp với Sở NN-PTNT Gia Lai, cụ thể là Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản & thủy sản thực hiện mô hình “SX cà phê bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP”.

Mô hình gồm 12 hộ gia đình tham gia trên diện tích canh tác 20 ha. Đây là mô hình nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài về hiệu quả kinh tế, an toàn thực phẩm, truy nguyên nguồn gốc, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường SX đối với cây cà phê.

Cuối tháng 11/2014, tại xã Chư Á, TP Pleiku (Gia Lai) đã diễn ra buổi tổng kết và đánh giá hiệu quả SX cà phê bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP. Các đại biểu đã nghe báo cáo kết quả mô hình của Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản & thủy sản và đánh giá thực tế tại vườn cây.

imge001190409728

Với 20 ha cà phê tham gia mô hình, dự kiến sản lượng đạt 100 - 110 tấn nhân, cây cà phê được trẻ hóa, có trái chín đồng đều. Theo đánh giá của các đại biểu thì mô hình sẽ cho năng suất khoảng 120 - 150 tấn cà phê nhân vào năm 2015.

Mô hình canh tác cà phê bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP đã thực sự đem lại hiệu quả cho người trồng. Theo đánh giá của người dân, việc bón phân và sử dụng thuốc BVTV đúng quy trình đã giảm được 5% tổng chi phí đầu vào.

Quan trọng hơn kiến thức của người SX về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người lao động, an toàn trong SX đã được nâng cao rõ rệt sau khi nắm bắt thực hiện theo quy định.

Nông dân tham gia mô hình có ý thức rõ rệt trong việc bảo vệ nguồn nước và quản lý rác thải, tập quán canh tác đã thay đổi theo hướng khoa học hơn. Họ đã ý thức được SX và thu hoạch cà phê đúng tiêu chuẩn là rất cần thiết, nhờ đó, chất lượng hạt nhân được nâng cao.

Đây là cơ hội để sản phẩm của người nông dân có thể tiếp cận, đàm phán với các nhà xuất khẩu, chế biến, rang xay được bán với giá cao hơn so với sản phẩm thông thường chưa được chứng nhận.

imge003190409632
Mô hình cà phê bền vững hứa hẹn mang lại giá trị cao

Các đại biểu đều đánh giá cao bộ sản phẩm dinh dưỡng chuyên dùng cho cà phê của Cty Tiến Nông, đặc biệt là 12 hộ gia đình tham gia sử dụng trực tiếp sản phẩm. Điều này đã được khẳng định khi đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT Gia Lai, tổ hợp tác triển khai mô hình đề nghị Cty Tiến Nông tiếp tục hỗ trợ tư vấn kỹ thuật và cung cấp bộ sản phẩm chuyên dùng cho cây cà phê trong những năm tiếp theo.

Nông dân Dương Thành Công (thôn 4, xã Chư Á) có 1,5 ha cà phê tham gia mô hình cho biết: "Những năm trước, tôi SX tự phát và rất mơ hồ về phân bón. Từ khi tham gia mô hình, được sự quan tâm của Sở NN-PTNT Gia Lai và cán bộ kỹ thuật của Cty Tiến Nông về tận vườn hướng dẫn nên vườn cây phát triển tốt.

Dùng sản phẩm phân bón Tiến Nông, vườn cây trẻ lại, năng suất tăng hơn những năm trước, nhiều cành dự trữ cho những năm sau... Những năm trước, vườn cây của tôi chỉ cho năng suất 3,5 - 4 tấn/ha, còn năm nay theo ước tính sẽ được khoảng 5 tấn/ha, năm sau còn cao hơn nữa do có nhiều cành dự trữ".

Cùng tham gia mô hình, nông dân Đặng Thái Hòa ở cùng thôn cho biết: “Đưa vườn cây vào tham gia mô hình VietGAP, hiệu quả đạt cao hơn vì có cán bộ kỹ thuật của Cty Tiến Nông về hướng dẫn cách chăm sóc, bón phân.

Bên cạnh đó, nhờ Tiến Nông bán phân bón trả chậm nên nông dân “dễ thở” hơn. Ngoài ra, tham gia chương trình VietGAP cho sản phẩm sạch, các Cty thu mua với giá cao hơn cà phê thị trường từ 700 - 1.000 đ/kg...”.

Với vai trò là doanh nghiệp đồng hành, cung cấp giải pháp giúp trẻ hóa vườn cà phê, tư vấn kỹ thuật chăm bón và cung ứng bộ sản phẩm dinh dưỡng Tiến Nông chuyên dùng cho cây cà phê tại Gia Lai, đại diện Cty CP Công nông nghiệp Tiến Nông đã báo cáo về quá trình chuyển giao các giải pháp Tiến Nông giúp nâng cao hiệu quả mô hình.

Đặc biệt là hướng dẫn các hộ nông dân tham gia mô hình cách sử dụng bộ sản phẩm dinh dưỡng Tiến Nông chuyên dùng cho cây cà phê để đạt năng suất từ 5 - 7 tấn nhân/ha.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm